Hướng tới mục tiêu 90-90-90 để kết thúc dịch AIDS tại Việt Nam

Tác giả: Trần Kim

saosaosaosaosao
Xã hội 09/12/2016 06:48

Kể từ khi trường hợp nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1990, Liên hiệp quốc coi đại dịch HIV/AIDS là thách thức đáng sợ nhất đối với nhân loại.

Mít tinh hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng,
Mít tinh hưởng ứng tháng hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. (ảnh minh họa)

Ngày 1/12, ngày Thế giới phòng chống AIDS, WHO khuyến khích Việt Nam giải quyết những khoảng trống còn lại trong việc phòng ngừa, xét nghiệm và điều trị HIV, hướng tới mục tiêu toàn cầu chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030. Việt Nam đã thể hiện cam kết cấp cao và có các phương pháp sáng tạo trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

Tháng 11/2016, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã cho phép sử dụng quỹ bảo hiểm y tế để mua thuốc antiretrovirus (ARV). Quyết định quan trọng này cung cấp nguồn tài chính bền vững cho phương pháp điều trị antiretrovirus (ART) cho người sống với HIV/AIDS. Quyết định của Thủ tướng cũng chỉ đạo chính quyền địa phương hỗ trợ đồng thanh toán chi phí điều trị ARV và mua thẻ bảo hiểm y tế cho người sống chung với HIV.

TS Lokky Wai, đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, "Quyết định này là một bước tiến quan trọng đối với Việt Nam trong việc tăng nguồn tài chính trong nước để điều trị và chăm sóc HIV, tạo cơ sở quan trọng hướng tới sự đáp ứng bền vững của ngành y tế đối với HIV/AIDS ở trong nước". Ông nhấn mạnh: "Tôi xin chúc mừng Việt Nam đã hành động kịp thời và ghi nhận những nỗ lực rất lớn nhằm tăng tiếp cận của người sống với HIV với phương pháp điều trị thích hợp. Đồng thời, một vấn đề rất cần thiết đó là sự đáp ứng của Việt Nam đảm bảo rằng không bỏ sót ai bằng việc quan tâm đến nhu cầu của những người dễ bị tổn thương nhất”.

Nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm 2016, WHO nhắc lại lời kêu gọi mọi người cần được biết về tình trạng HIV của họ. Trên toàn thế giới, hơn 14 triệu người sống với HIV, tương ứng với 40% tổng số tất cả những người có HIV, không biết tình trạng HIV của mình. WHO đưa ra hướng dẫn mới về dịch vụ tự xét nghiệm HIV và thông báo với bạn tình để tăng xét nghiệm cho những người có nguy cơ nhiễm HIV, hỗ trợ chẩn đoán sớm và hỗ trợ tiếp cận với điều trị và dự phòng.

Cũng trong Ngày Thế giới phòng chống AIDS lần thứ 20, nhiều hoạt động được tiến hành trên khắp thế giới và tại Việt Nam để tưởng nhớ những người đã mất vì AIDS và gia đình họ. Trong bài phát biểu của mình nhân Ngày Thế giới phòng chống AIDS, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon đã nói: “AIDS là một bệnh, không giống những căn bệnh chúng ta thường gặp. AIDS là một vấn đề xã hội, là vấn đề về quyền của con người, là vấn đề kinh tế của mỗi quốc gia. AIDS nhằm vào thanh thiếu niên ở tuổi trưởng thành, đúng vào thời điểm sung sức nhất để đóng góp sức mình cho sự nghiệp phát triển kinh tế, trưởng thành về trí tuệ và nuôi dạy thế hệ kế tiếp. Chính AIDS đã và đang gây ra một sự hủy hoại mất cân đối lên người phụ nữ. Chính AIDS là thủ phạm làm cho hàng triệu trẻ em bị côi cút. AIDS tàn phá xã hội cũng như HIV tàn phá cơ thể con người - làm hao mòn sức lực, suy giảm năng lực, ngăn trở công cuộc phát triển và de dọa sự bền vững của xã hội.”

Chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống AIDS năm nay là vai trò lãnh đạo. Thực tế đã chứng minh sự lãnh đạo mạnh mẽ và đầy cam kết là yếu tố chủ chốt để có những ứng phó hiệu quả với HIV. Công cuộc phòng chống HIV tại Việt Nam cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Số người hiểu biết về HIV ngày càng tăng và tiếp cận thuốc điều trị cũng được cải thiện hơn. Trong năm 2007, số người được điều trị ARV đã tăng gấp đôi, đạt 14,111 người. Ðảng và Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chỉ thị 54, Luật Phòng chống AIDS, Luật Phòng chống Bạo hành gia đình và Chiến lược Quốc gia về HIV và AIDS. Những văn kiện này là những bằng chứng cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của các lãnh đạo cấp cao Việt Nam trong công cuộc phòng chống HIV.

Tuy nhiên, mỗi ngày vẫn có thêm 100 người Việt Nam nhiễm HIV và trong thời gian từ năm 2000 - 2006, số người sống chung với HIV đã tăng hơn gấp đôi từ 122.000 lên 280.000 người. 80% những người đang sống với HIV trong độ tuổi từ 20 – 39, độ tuổi đóng góp chủ yếu vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trên thế giới, AIDS vẫn đang được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chết người với 5.700 ca tử vong hàng ngày.

Tại các địa phương trong cả nước, nhân Kỷ niệm 20 năm ngày Thế giới phòng chống AIDS, một số tỉnh, thành phố đã tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12/2016 với chủ đề “Hãy hành động vì mục tiêu 90-90-90 để hướng tới kết thúc đại dịch AIDS tại Việt Nam’’ và mục tiêu 3 không của Liên hiệp quốc “Không người nhiễm mới, không còn người tử vong do AIDS và không còn sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”, tiến tới kết thúc đại dịch vào năm 2030.

Qua đó nhằm huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, từng cá nhân trong cộng đồng xã hội hãy quan tâm và cùng chung tay hành động để phòng, chống đại dịch này; giảm tác hại của HIV/AIDS đốí với sự phát triển kinh tế - xãhội; 100% địa phương, đơn vị coi phòng chống HIV là nhiệm vụ được quan tâm trong chương trình phát triển KT-XH hàng năm và dài hạn, 100% dân thành thị và 80% dân nông thôn hiểu và biết cách phòng chống HIV, 100% người tiêm chích và quan hệ tình dục an toàn…Đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm tác hại, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn ma túy, mại dâm; hỗ trợ, vận động người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT, tiến tới 100% người nhiễm bệnh tham gia BHYT...

Ý kiến của bạn

Bình luận