Honda lên kế hoạch tổng thể cho mục tiêu trung hoà carbon và an toàn giao thông tại Việt Nam

Tác giả: Biên Thùy

saosaosaosaosao
Văn hóa 08/07/2023 09:47

"Trung hòa carbon vào năm 2050" và "Không có tử vong do va chạm giao thông vào năm 2045" là hai mục tiêu lớn được Honda Việt Nam lên kế hoạch thực hiện cùng với mục tiêu chung của Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Honda Nhật Bản.

Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình trên các mẫu xe máy của Honda Việt Nam hiện là 1,9 lít/100km.

Mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình trên các mẫu xe máy của Honda Việt Nam hiện là 1,9 lít/100km.

Để góp phần hoàn thành các mục tiêu lớn này, theo đại diện liên doanh Nhật Bản, mọi kế hoạch đều phải thực hiện triệt để từ hoạt động chung của doanh nghiệp, sản phẩm hay các hoạt động xã hội. Theo đó, từ các hoạt động của doanh nghiệp cho đến sản phẩm, Honda Việt Nam luôn đặt tiêu chí phát triển xanh làm trọng tâm để "hiện thực hóa niềm vui và sự tự do di chuyển cho mọi người mà không gây tác động đến môi trường và không có tử vong do va chạm giao thông".

Trung hòa carbon vào năm 2050

Đây là mục tiêu lớn đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyến bố trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26). Để thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050, sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó Honda là một điển hình, sẽ nắm vai trò rất lớn.

Trên thực tế, Honda Việt Nam đã bắt đầu triển khai và tiếp tục lên kế hoạch thực hiện các hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu mà Chính phủ đặt ra.

Đối với hoạt động doanh nghiệp, dựa trên định hướng từ Honda Motor (Nhật Bản), Honda Việt Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2030 cắt giảm 46% CO2 so với năm 2019. Liên doanh Nhật Bản áp dụng 2 chiến lược chính, bao gồm: Tăng cường các hoạt động tiết kiệm năng lượng và Phát triển nguồn năng lượng sạch. Đặc biệt, trong năm 2023, Honda Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành hệ thống điện áp mái tại 2 nhà máy Vĩnh Phúc và Hà Nam với tổng công suất 8MWp. Điều này góp phần giảm sử dụng điện lưới quốc gia hơn 7,5 triệu kWh/năm, tương đương giảm khoảng 4.700 tấn CO2/ năm. Thông qua các hoạt động tiết kiệm năng lượng và áp dụng hệ thống điện áp mái, đến cuối năm tài chính 2024, Honda Việt Nam dự kiến sẽ giảm 16% CO2 so với năm 2019. 

Hệ thống điện mặt trời áp mái hiện đã được sử dụng ở hai nhà máy của Honda tại tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nam.

Hệ thống điện mặt trời áp mái hiện đã được sử dụng ở hai nhà máy của Honda tại tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nam.

Đồng thời, Honda Việt Nam luôn phối hợp với các nhà cung cấp thực hiện hoạt động cắt giảm CO2 cũng như khuyến khích và khen thưởng cho các hoạt động hiệu quả. Nhà sản xuất xe máy lớn nhất Việt Nam cùng các nhà cung cấp đã nỗ lực không ngừng trong suốt 10 năm kể từ năm 2013 và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để giảm thiểu phát thải CO2 ra môi trường.

Hoạt động đóng góp xã hội cũng là một mảng công tác được chú trọng. Tích cực chung tay cùng Chính phủ nhằm giảm thiểu CO2 phát thải ra môi trường, từ năm 2008 đến hết năm tài chính 2023, Honda Việt Nam đã nỗ lực tham gia vào các hoạt động trồng cây bảo vệ môi trường với tổng diện tích lên tới 814ha. Trong năm tài chính 2024, dự kiến Honda Việt Nam sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động ý nghĩa này với 20,2ha trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam và các tỉnh khác. Thông qua hoạt động này, Honda Việt Nam muốn góp phần lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường tới nhân viên, người dân địa phương và cộng đồng.

Trong mục tiêu toàn cầu về cắt giảm CO2 đến năm 2030 là 34% so với năm tài chính 2020, Honda Motor cho biết sẽ theo đuổi tất cả các phương pháp cải tiến sản phẩm xe máy theo hai định hướng chính là cải thiện động cơ đốt trong và phát triển sản phẩm mới sạch hơn. Honda Việt Nam đồng thời theo sát định hướng của tập đoàn mẹ trong các giải pháp toàn diện hướng tới trung hòa carbon.

Cho tới thời điểm hiện tại, mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình trên các mẫu xe máy của Honda Việt Nam là 1,9 lít/100km. Hơn thế nữa, Honda Việt Nam sẽ phát triển các công nghệ nhằm cải thiện động cơ đốt trong như cải tiến hiệu suất buồng đốt và hệ thống truyền động, giảm ma sát…

Về xe điện, Honda Việt Nam hiện đang tìm hiểu nhu cầu sử dụng thông qua dự án hợp tác với các doanh nghiệp như Bưu điện Việt Nam hay Lotteria, đồng thời nghiên cứu về sản phẩm tương lai dành cho khách hàng Việt Nam.

Xe máy điện Honda được sử dụng cho hoạt động chuyển phát của Bưu điện Việt Nam.

Xe máy điện Honda được sử dụng cho hoạt động chuyển phát của Bưu điện Việt Nam.

Bên cạnh đó, Honda Việt Nam phối hợp cùng với Hiệp hội các Nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và các bộ ngành liên quan nghiên cứu nhằm thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu sinh học từ E5 đến E10, thậm chí là E100.

Ở mảng sản phẩm ô tô, theo định hướng của Chính phủ về việc phát triển ngành công nghiệp ô tô theo hướng thân thiện hơn với môi trường, Honda Việt sẽ nghiên cứu và đưa các dòng xe thân thiện với môi trường vào Việt Nam.

Để giảm khí thải carbon, nhu cầu chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo hoặc năng lượng "xanh" là điều cần thiết và cần có lộ trình phù hợp. Hiện tại, trong giai đoạn chuyển đổi, xe hybrid (HEV) được xác định là giải pháp hiệu quả cho vấn đề môi trường. Sản phẩm HEV của Honda có thể tiết kiệm nhiên liệu hơn khoảng 30% so với xe sử dụng động cơ thuần xăng, do đó có thể giảm đáng kể lượng khí CO2 thải ra môi trường.

Không có tử vong do va chạm giao thông vào năm 2045

Mong muốn dẫn đầu ngành công nghiệp di chuyển tại Việt Nam hướng tới hai mục tiêu trên, Honda Việt Nam cho biết sẽ tiên phong trong các hoạt động về an toàn giao thông theo kịch bản 4E:

1. Evaluation - Đánh giá: Phối hợp với Chính phủ Việt Nam tiến hành nghiên cứu tai nạn giao thông nhằm xác định nguyên nhân gốc rễ và đề xuất các biện pháp hiệu quả để cải thiện an toàn giao thông.

- Phối hợp với VAMM, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSC) và Học viện Cảnh sát nhân dân tiến hành nghiên cứu 96 vụ tai nạn giao thông để tìm ra nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây tai nạn giao thông.

- Hợp tác với VAMM và hệ thống đại lý ô tô, xe máy và các đối tác kinh doanh khác để thu thập và phân tích gần 700 vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc.

- Dựa trên kết quả nghiên cứu, cùng với VAMM, Honda Việt Nam sẽ phối hợp với bộ ban ngành liên quan đề xuất các giải pháp hiệu quả và lộ trình thực hiện với Chính phủ nhằm cải thiện an toàn giao thông tại Việt Nam.

2. Education - Giáo dục – Education: Mở rộng các hoạt động đào tạo an toàn giao thông, triển khai các hoạt động mới với trách nhiệm của nhà sản xuất, bao gồm:

- Tăng cường đào tạo cho khách hàng và người dân trên cả nước với mục tiêu 22,3 triệu lượt người thông qua các sự kiện đào tạo an toàn giao thông và 2,4 triệu khách hàng được hướng dẫn Lời khuyên an toàn trước khi giao xe (PDSA).

- Tăng cường đào tạo nhân viên cho các doanh nghiệp với mục tiêu 10.000 học viên trong năm tài chính 2024(2). Đặc biệt, Honda Việt Nam bắt đầu thực hiện đào tạo giảng viên an toàn giao thông nội bộ nhằm tạo ra đội ngũ giảng viên đạt chuẩn cho các công ty khác để họ có thể chủ động trong công tác đào tạo nội bộ. Từ tháng 5 đến nay, đã có hơn 400 giảng viên nội bộ được đào tạo.

- Để các công ty phía Nam dễ dàng tiếp cận với các khóa đào tạo an toàn giao thông, HVN sẽ đưa Trung tâm Đào tạo An toàn giao thông thứ 2 tại TP.HCM vào hoạt động (dự kiến tháng 3/2024).

- Nhằm nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, Honda Việt Nam đã tái khởi động chương trình trao tặng mũ bảo hiểm và tăng cường chia sẻ kiến thức an toàn giao thông và kỹ năng lái xe an toàn cơ bản cho phụ huynh. Tính đến năm tài chính 2023 đã có hơn 6,6 triệu mũ bảo hiểm được trao tặng cho học sinh tiểu học và hơn 35.200 phụ huynh được đào tạo an toàn giao thông.

-        Honda Việt Nam mong muốn tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tiêu chuẩn hóa số lượng và chất lượng đào tạo trong nhà trường nhằm xây dựng ý thức tham gia giao thông an toàn cho thế hệ tương lai của đất nước.

Đào tạo lái xe là một trong những hoạt động tích cực của Honda Việt Nam.

Đào tạo lái xe là một trong những hoạt động tích cực của Honda Việt Nam.

3. Engineering - Kỹ thuật: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ an toàn để bảo vệ người lái.

Ở mảng xe máy, Honda Việt Nam đã áp dụng những công nghệ đảm bảo an toàn cho người dùng như hệ thống phanh kết hợp (CBS) từ năm 2006, hệ thống đèn tích hợp công nghệ LED từ năm 2014, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) từ năm 2016 và tính năng đèn chiếu sáng phía trước luôn sáng (AHO) từ năm 2016.

Đến nay, hệ thống phanh tiên tiến ABS và CBS đã được trang bị trên tất cả các mẫu xe tay ga, xe thể thao của Honda Việt Nam. Đồng thời, tính năng đèn chiếu sáng phía trước luôn sáng đã được áp dụng trên tất cả các mẫu xe, trong đó 85% mẫu xe được tích hợp công nghệ đèn LED. Trong thời gian tới, Honda Việt Nam có kế hoạch triển khai áp dụng hệ thống phanh ABS trên tất cả các mẫu xe tay ga, hệ thống phanh CBS trên tất cả các mẫu xe số và mở rộng áp dụng công nghệ đèn LED trên tất cả các mẫu xe.

Ở mảng ô tô, Honda đã phát triển và giới thiệu thành công Honda Sensing - Hệ thống hỗ trợ lái an toàn tiên tiến để bảo vệ toàn diện cho người lái, hành khách, người đi bộ và các phương tiện xung quanh. Trong năm 2023, Honda Việt Nam đặt mục tiêu sẽ trở thành hãng xe ô tô phổ thông đầu tiên trang bị Hệ thống hỗ trợ lái xe an toàn tiên tiến (Honda Sensing) trên tất cả các phiên bản của toàn bộ các mẫu xe do hãng phân phối.

4. External Affair - Hoạt động phối hợp: Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ xây dựng chính sách tăng cường an toàn cho người tham gia giao thông như xây dựng quy định về giấy phép lái xe cho người sử dụng xe điện, xây dựng quy định về đèn chiếu sáng phía trước luôn sáng/ đèn chiếu sáng ban ngày (AHO/ DRL), xây dựng quy định về tính năng an toàn cho xe máy…

Ý kiến của bạn

Bình luận