Hội nghị ATGT 2023: Định hình trọng tâm xây dựng văn hóa giao thông

Tác giả: Văn Huế

saosaosaosaosao
Diễn đàn khoa học 02/08/2023 09:21

Thực hiện Kế hoạch 506 ngày 29/12/2022 của Ủy ban ATGT Quốc gia về Năm ATGT 2023 với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hoá giao thông an toàn”, Ủy ban ATGT Quốc gia xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị ATGT Việt Nam năm 2023.


Hội nghị ATGT 2023: Định hình trọng tâm xây dựng văn hóa giao thông- Ảnh 1.

Một trọng tâm của Hội nghị ATGT 2023 là nghiên cứu về tâm lý và các giải pháp tác động, thay đổi hành vi của người tham gia giao thông

Hội nghị được tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận, công bố các kết quả nghiên cứu khoa học, các kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực ATGT và khả năng ứng dụng vào thực tế tại Việt Nam.

Đồng thời thu hút các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý tham gia nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể trong công tác bảo đảm trật tự ATGT tại Việt Nam; Gia tăng hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ATGT; Tăng cường hợp tác quốc tế giữa những tổ chức nghiên cứu ATGT có uy tín trên thế giới với công tác bảo đảm ATGT tại Việt Nam; Công tác tổ chức hội nghị an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

Hội nghị tập trung vào hàng loạt nội dung, gồm: Quản lý An toàn giao thông; Hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông; Phương tiện giao thông; Người tham gia giao thông; Ứng phó sau tai nạn giao thông; An toàn giao thông đường sắt; An toàn giao thông đường thủy nội địa; An toàn giao thông hàng hải; An toàn giao thông hàng không; Kinh nghiệm quốc tế về ATGT.

Quản lý An toàn giao thông

Công tác xây dựng quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải; Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT; Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT; Tái cơ cấu vận tải, kết

nối vận tải và giảm chi phí logistics, phát triển vận tải công cộng và vận tải phi cơ giới (xe đạp, đi bộ) trong đô thị và liên tỉnh gắn với hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trong các đô thị lớn; Giải pháp chống ùn tắc giao thông; Tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGT đường bộ; Thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT; Ứng dụng khoa học công nghệ trong

phát hiện, xử lý vi phạm TTATGT; Quản lý hoạt động vận tải, xây dựng, kết nối, chia sẻ, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành giao thông vận tải, công an, y tế, bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong công tác bảo đảm TTATGT; Xây dựng văn hóa giao thông.

Hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông

Giải pháp nâng cao tính năng an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam (quy hoạch, chính sách, công nghệ, quản lý, khai thác); Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Quản lý đấu nối, đường ngang và bảo đảm hành lang ATGT; công tác thẩm tra ATGT; hướng dẫn tổ chức giao thông trong điều kiện giao thông hỗn hợp tại Việt Nam đặc biệt tại các khu vực có nhiều người đi bộ gồm trường học, bệnh viện; Thiết kế và vật liệu mới nâng cao ATGT cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; Các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới trong kết cấu hạ tầng giao thông liên quan đến ATGT; Kết cấu hạ tầng giao thông cho người xe đi đạp, đi bộ và xe điện; Giao thông nông thôn; Đỗ xe và giao thông tĩnh.

Phương tiện giao thông

Công tác quản lý xe chính chủ; Giải pháp nâng cao chất lượng kỹ thuật an toàn phương tiện đường bộ, lộ trình khí thải phương tiện giao thông đường bộ; Các quy chuẩn, tiêu chuẩn tiên tiến về phương tiện với ô tô, xe máy, xe đạp điện, xe đạp; Quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện giữa hai kỳ đăng kiểm; Quản lý phương tiện quá hạn đăng kiểm và hết niên hạn sử dụng; Quản lý xe ba bánh tự chế; Các thiết bị bảo vệ cho trẻ em trên ô tô.

Người tham gia giao thông

Quản lý chất lượng đào tạo người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Công tác giáo dục ATGT trong nhà trường; Công tác tuyên truyền ATGT tại các địa phương; Giải pháp xây dựng văn hóa giao thông tại Việt Nam; Các nghiên cứu về tâm lý và các giải pháp tác động, thay đổi hành vi của người tham gia giao thông; Tác động của môi trường tới người tham gia giao thông.

Ứng phó sau tai nạn giao thông

Công tác cứu chữa bệnh nhân nhập viện do TNGT tại các bệnh viện; hoạt động cứu hộ, ứng phó với TNGT; lực lượng sơ cứu ban đầu (Paramedic) trong bảo đảm ATGT; nâng cao nhận thức và kỹ năng của người tham gia giao thông về sơ cấp cứu các nạn nhân TNGT; các kiến nghị sửa đổi các quy định, trách nhiệm về cứu nạn, cứu hộ TNGT đường bộ.

An toàn giao thông đường sắt

Công tác bảo đảm ATGT đường sắt đô thị; Bảo đảm hành lang ATGT đường sắt; Phân công trách nhiệm, quyền hạn trong công tác quản lý ATGT đường sắt; Ứng dụng các công nghệ mới trong bảo đảm ATGT đường sắt; Công tác cứu hộ và ứng phó với TNGT đường sắt; Kiến nghị sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan tới ATGT đường sắt.

An toàn giao thông đường thủy nội địa

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; Ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa; Kết nối và chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành quốc gia về lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa; Công tác phân công, phân cấp tuyến, địa bàn, quản lý cảng, bến thủy nội địa; Nghiên cứu, bổ sung các hình thức, phương pháp thi khoa học và phù hợp với một số loại, hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ học vấn thấp và đồng bào dân tộc thiểu số; Nghiên cứu, phát triển đóng mới các mẫu phương tiện đường thủy nội địa có tính năng an toàn cao, giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện từng vùng miền...

Tag:

Ý kiến của bạn

Bình luận