Giải pháp nâng cao ý thức đối với học sinh sử dụng xe điện

26/04/2022 06:34

Nếu lực lượng này thiếu hiểu biết về kiến thức luật lệ khi tham gia giao thông hoặc có hành vi giao thông không đúng sẽ gây mất an toàn cho bản thân và những người khác.


Thành phần tham gia giao thông rất nhiều và phức tạp. Trong đó, lực lượng tham gia lưu thông nhiều nhất là giới trẻ nói chung và cụ thể là lực lượng học sinh, sinh viên nói riêng là rất lớn. Các bạn học sinh, sinh viên tham gia giao thông với mục đích là đi học, đi làm thêm hoặc nhu cầu cá nhân khác… Nếu lực lượng này thiếu hiểu biết về kiến thức luật lệ khi tham gia giao thông hoặc có hành vi giao thông không đúng sẽ gây mất an toàn cho bản thân và những người khác. Hiện nay, mỗi chúng ta có thể thấy hằng ngày, hằng giờ trên truyền thông có rất nhiều thông tin về những vụ TNGT để lại nhiều hậu quả đáng buồn, trong đó độ tuổi các bạn trẻ đang còn đi học, đi làm thường có nhiều hành vi giao thông không đúng và gây TNGT đáng thương tâm. Chính vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp nâng cao ý thức người tham gia giao thông, đặc biệt là giới trẻ trong độ tuổi đang là học sinh, sinh viên.

Thành phần tham gia giao thông tại các thành phố lớn rất phức tạp. Trong đó, nhóm đối tượng tham gia là học sinh, sinh viên chiếm một tỉ lệ lớn với mục đích đi học, làm thêm hoặc các mục đích khác cần tham gia giao thông. Không khó để bắt gặp học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm, chạy xe lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang trên đường, điều khiển xe đạp điện, xe máy điện đi ngược chiều, đeo tai nghe... Gặp những tình huống như vậy, nếu không quan sát và xử lý kịp thời thì có thể xảy ra TNGT bất cứ khi nào. Cùng với việc thiếu ý thức của một số người khi tham gia giao thông, điều đáng lo ngại là theo cơ quan chức năng, thời gian gần đây xuất hiện trở lại tình trạng kinh doanh mặt hàng xe máy điện, xe đạp điện nhập lậu có dấu hiệu giả mạo, không bảo đảm chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ATGT.

Điều đáng nói hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên điều khiển xe đạp điện, xe máy điện đi quá nhanh, chủ quan, coi loại phương tiện này không khác gì xe đạp thông thường, dẫn đến không thể xử lý các tình huống khẩn cấp xảy ra. Nguy hiểm hơn, loại phương tiện này không có tiến động nên khi vượt lên, phương tiện lưu thông cùng chiều rất khó phát hiện để tránh, nhất là vào buổi đêm..., dễ dẫn đến xảy ra va chạm tại các ngã ba, ngã tư, ngõ, ngách, nơi khuất tầm nhìn. Bên cạnh đó, hầu hết các loại xe đạp điện không gắn gương chiếu hậu, còi, đèn xi-nhan yếu nên khi chuyển hướng cũng có thể xảy ra tai nạn nếu người tham gia giao thông thiếu cảnh giác. Xe máy điện được trang bị các thiết bị an toàn tốt hơn xe đạp điện, có vận tốc tối đa từ 25 km/h đến dưới 50 km/h. Tuy nhiên, độ ma sát của bánh xe với mặt đường kém nên rất dễ xảy ra tai nạn khi lưu thông với tốc độ cao.

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, 90% số vụ TNGT trong những năm gần đây liên quan đến học sinh, ở độ tuổi 16 - 18, đối tượng chủ yếu đang sử dụng xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3, xe đạp điện. Có 70% số vụ TNGT thương vong là do học sinh THCS đi xe đạp điện, xe máy điện gây ra. Ngoài ra, hiện nay có trên 50% học sinh THPT đến trường bằng xe đạp điện, xe máy điện, thậm chí cả xe máy nhưng các em lại không có giấy phép lái xe. Điều này cũng đồng nghĩa các em chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng lái xe, kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để tham gia giao thông an toàn. Chính vì vậy, nhóm tác giả tham gia viết bài “Giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông đối với học sinh sử dụng xe điện”.

Phân tích thực trạng giao thông và ý thức của người tham gia giao thông

* Tình hình sử dụng phương tiện xe điện của học sinh:

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người đủ từ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe gắn máy dưới 50 cc (bao gồm xe máy điện) mà không cần có giấy phép lái xe. Tuy phân khối nhỏ nhưng tốc độ có thể đạt tới tối đa 60 km/h, mỗi khi xuất hiện trên đường đều dễ khiến người dân bất an bởi đây là loại phương tiện không yêu cầu người điều khiển phải có bằng lái, nên phần lớn người đi xe đều là các thiếu niên chưa hiểu hết luật giao thông, ý thức tham gia giao thông chưa cao. Do đó, mấy năm gần đây, nhiều gia đình đã trang bị cho con, em mình những chiếc xe máy phân khối nhỏ (dưới 50 cc) làm phương tiện để tới trường.

Tình trạng TNGT liên quan đến lứa tuổi thanh thiếu thiên trong thời gian qua cũng vẫn còn diễn biến phức tạp, trong năm 2020 có gần 800 người (sinh từ năm 2002 đến nay) liên quan đến các vụ TNGT ở độ tuổi dưới 18 tuổi. Đây thật sự là con số đáng báo động về sự an toàn của học sinh khi tham gia giao thông nhưng dường như nó vẫn chưa đủ sức để răn đe chính các em học sinh và phụ huynh?

* Thực trạng tình hình TNGT lứa tuổi học sinh:

Báo cáo cuối năm của Ủy ban ATGT Quốc gia cho thấy, TNGT liên quan tới học sinh đã gia tăng theo cả 3 tiêu chí: số vụ, số học sinh bị chết và số học sinh bị thương. Học sinh cấp III là đối tượng dễ bị tổn thương nhất, chiếm tới 90% các vụ TNGT liên quan tới trẻ em trong 3 năm gần đây.

Tại TP. Hồ Chí Minh vào năm 2020, tỉ lệ thiệt mạng do TNGT của học sinh cấp III là 7,39/100.000 học sinh. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so với tỉ lệ trung bình của một số nước trong khu vực châu Á.

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số vụ tai nạn ở một số nước

Hình 1: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ số vụ tai nạn ở một số nước

Thông qua biểu đồ tại Hình 1 thì số vụ tai nạn ở Việt Nam cao gấp 1,25 lần của Campuchia; 2,73 lần của Nhật Bản và 1,84 lần của Hàn Quốc.

Tại TP. Hồ Chí Minh, số học sinh tử vong do TNGT liên tục tăng qua các năm.

Hình 2: Biểu đồ thể hiện số trẻ tử vong vì TNGT

Hình 2: Biểu đồ thể hiện số trẻ tử vong vì TNGT

Như vậy, học sinh tử vong vì TNGT tăng lên qua các năm, trong đó  học sinh cấp 3 (16 - 18 tuổi) là đối tượng bị TNGT và tử vong cao nhất, trên 80% các vụ TNGT xảy ra khi học sinh đang cầm lái điều khiển phương tiện.

Hạ tầng giao thông của nước ta đến nay vẫn chưa đồng bộ: Biển báo hiệu đặt chưa đúng quy định và còn bị che khuất, đường sá bị hư hại, tổ chức giao thông chưa hợp lý.

Học sinh không chỉ bị thương hoặc tử vong vì TNGT mà học sinh còn là nạn nhân của TNGT ở một góc độ khác, khi cha mẹ các em bị tử thần lấy mạng trên đường đi làm.

* Thực trạng về ý thức tham gia giao thông của học sinh:

Bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi đi ra đường, bạn cũng sẽ dễ dàng bắt gặp những hiện tượng vi phạm luật lệ giao thông xảy ra với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Đó là việc nhiều người vẫn còn uống rượu bia khi tham giao thông; học sinh chưa đủ tuổi lái xe cũng tham gia điều khiển phương tiện giao thông; người tham gia giao thông lạng lách, đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, không chấp hành luật giao thông (đặc biệt là khi vắng mặt các chiến sỹ CSGT)... Đây chính là những biểu hiện rõ ràng nhất của sự yếu kém về mặt ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Hình 3: Ý thức tham gia giao thông của nhiều phụ huynh

Hình 3: Ý thức tham gia giao thông của nhiều phụ huynh

Ngoài ra, phương tiện ngày nay học sinh sửa dụng phổ biến để tham gia giao thông là xe điện. Loại xe này dễ sử dụng nhưng lại không có tiếng ồn. Chính việc không có tiếng ồn của loại xe điện làm cho các dòng xe khác khi lưu thông không phát hiện ra có xe cần tránh tại các ngã rẽ hay khi tấp lề đường các lái xe không lường được có xe điện đến gần. Điều này đã gây nên nhiều tai nạn đáng tiếc.

Nghiên cứu hoạt động tham gia giao thông của học sinh

Nhìn nhận từ thực trạng hiện tại của thanh thiếu niên tham gia giao thông, tác giả nhận thấy hiểu biết của thanh thiếu niên về giao thông có thể bị hạn chế. Vì vậy, ý thức của thanh thiếu niên khi tham gia giao thông không tốt.

Để kiểm chứng cho việc hiểu biết và ý thức tham gia giao thông của học sinh, nhóm tác giả tiến hành khảo sát trắc nghiệm đối với 300 sinh viên về các hoạt động và hiểu biết đối với luật lệ ATGT và ý thức tham gia giao thông như sau:

- Câu 1: Mức độ hiểu hết ý nghĩa của các loại biển báo giao thông đường bộ Việt Nam:

a) 100%

b) 75%

c) 25%

d) 5%

 

Hình 4: Biểu đồ về mức độ hiểu biết ý nghĩa biển báo

Hình 4: Biểu đồ về mức độ hiểu biết ý nghĩa biển báo

- Câu 2: Phương thức bạn tiếp cận với luật lệ khi tham gia giao thông thông qua phương tiện nào:

a) Học tập

b) Báo chí

c) Truyền hình

d) Internet

Hình 5: Biểu đồ về loại hình tiếp cận luật giao thông

Hình 5: Biểu đồ về loại hình tiếp cận luật giao thông

- Câu 3: Mức độ hiểu ý nghĩa của các loại vạch sơn trên đường của đường bộ Việt Nam:

Hình 6: Biểu đồ về mức độ hiểu biết ý nghĩa vạch sơn

Hình 6: Biểu đồ về mức độ hiểu biết ý nghĩa vạch sơn

- Câu 4: Bạn muốn được sử dụng loại phương tiện giao thông nào với độ tuổi hiện tại của mình:

a) Ô tô

b) Xe máy

c) Xe đạp

d) Phương tiện công cộng

 

Hình 7: Biểu đồ nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông

Hình 7: Biểu đồ nhu cầu sử dụng phương tiện giao thông

- Câu 5: Bạn muốn được sử dụng tốc độ lái xe máy là bao nhiêu khi tham gia giao thông:

Hình 8: Biểu đồ nhu cầu sử dụng tốc độ lái xe

Hình 8: Biểu đồ nhu cầu sử dụng tốc độ lái xe

Giải pháp nâng cao ý thức tham gia giao thông đối với học sinh

Theo tác giả nhận định thì giải pháp cấp bách để giảm TNGT thì chúng ta cần phải thực hiện tốt 3 yếu tố chính cấu thành nên hoạt động giao thông là: con người, cơ sở hạ tầng và khâu quản lý, đặc biệt là nâng cao ý thức người tham gia giao thông.

- Giải pháp thứ nhất: Thực hiện giáo dục về thực hiện đúng luật lệ giao thông bằng cách đồng bộ giảng dạy luật lệ giao thông trong các cấp học, đặc biệt là học sinh trung học và học sinh PTTH.

Hình 9: Hoạt đông học tập và thực hiện giao thông

Hình 9: Hoạt đông học tập và thực hiện giao thông

- Giải pháp thứ hai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tìm hiểu về ATGT. Ngày nay, chúng ta đều đang vận động để nắm bắt công nghệ 4.0 nhằm nâng cao chất lượng đời sống và đảm bảo an toàn cho bản thân. Đồng thời, theo thống kê, trên 300 học sinh ở câu hỏi thứ 2 cho rằng chúng ta cần tăng cường tuyên truyền thực hiện đúng luật lệ ATGT đến với học sinh nói riêng hay toàn bộ người tham gia nói chung. Cụ thể như, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí ở Trung ương, địa phương tập trung tuyên truyền theo chủ đề “Xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên” với tinh thần “Tính mạng con người là trên hết”.

Nhà trường phối hợp với Honda Việt Nam tổ chức Lễ phát động chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng lái xe điện an toàn cho học sinh, Lễ trao giải ATGT cho nụ cười ngày mai và ATGT cho nụ cười học sinh.

Hình 10: Hoạt động tuyên truyền ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm và thực hiện đội mũ bảo hiểm

Hình 10: Hoạt động tuyên truyền ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm và thực hiện đội mũ bảo hiểm

- Giải pháp thứ ba: Cần tăng cường công tác quản lý hoạt động tham gia giao thông. Để tăng cường quản lý hoạt động tham gia giao thông, chúng ta cần nâng cao công tác tuần tra, thanh tra, kiểm soát và xử lý vi phạm tại những chốt giao thông chủ yếu như bến tàu, bến xe, các chốt giao thông (ngã ba, ngã tư) vào các giờ hay ngày cao điểm.

Kết luận - Kiến nghị

* Kết luận:

Để thực hiện được mục tiêu đảm bảo trật tự ATGT trong mọi người dân tham gia giao thông nói chung và ATGT của học sinh nói riêng, chúng ta cần thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp nêu trên để:

- Giảm thiểu TNGT về số vụ, số người bị thương và bị chết;

- Cải thiện tình trạng UTGT vào giờ cao điểm hay mưa bão;

- Thực hiện tốt chủ chương hoạt động ATGT đối với học sinh.

* Kiến nghị:

- Nhà nước cần hoàn thiện thể chế dự án luật lệ ATGT đường bộ sửa đổi, bổ sung luật xử lý vi phạm hành chính, nghị định quy định bảo hiểm bắt buộc đối với người và xe điện...; kịp thời triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành trên các phương tiên thông tin đại chúng nhanh nhất, chính xác nhất để các em học sinh, phụ huynh biết và thực hiện;

- Tích cực xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội bằng cách liên tục đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về luật lệ ATGT thông qua các gameshow cho học sinh vừa được học luật giao thông vừa được chơi;

- Phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược gắn với tái cấu trúc phát triển không gian môi trường, cảnh quan;

 - Phát triển và có chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống vận tải công cộng để kết nối vùng, miền và con người;

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phát triển giao thông thông minh để đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu quản lý, điều hành và sử dụng giao thông thuận lợi nhất, giúp công tác kiểm tra, tuần tra, giám sát và xử lý vi phạm kỉ luật ATGT diễn ra nhanh chóng.

ThS. Tạ Thị Huệ; ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Như
Trường Đại học Giao thông vận tải

 

Ý kiến của bạn

Bình luận