Gia Lai: 200 tháng tù cho những kẻ làm chứng chỉ giả xuyên quốc gia

Tác giả: Phạm Trọng Nghị

saosaosaosaosao
Đường dây nóng 07/01/2017 14:24

Ngày 6/1/2017, sau hai ngày xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai tuyên phạt sơ thẩm hơn 200 tháng tù đối với 10 bị cáo phạm tội làm chứng chỉ giả xuyên quốc gia.

 

1
Các đối tượng cúi gằm mặt trước giờ tuyên án

Qua đó, Hội đồng xét xử cho biết, tại tỉnh Gia Lai có 25 người, trong đó có người từng là ứng cử viên đại biểu HĐND cấp phường ở TP. Pleiku sử dụng chứng chỉ giả được mua từ nhóm tội phạm trên, danh sách đã được gửi sang Sở Nội vụ đề nghị xử lý.

Theo cáo trạng, Thông qua mạng facebook, Bùi Thị Mỹ Phương (sinh năm 1990, trú huyện Chư Prông, Gia Lai) quảng cáo trên cá nhân của mình, làm và cung cấp các loại chứng chỉ, bằng cấp theo nhu cầu trong thời gian ngắn nhất. lập tức dong quảng cáo cử Phương lọt vào tầm ngắm của lực lượng chức năng. Sau thời gian theo rõi, ngày 23/2/2016, Phương cùng chồng là Đinh Thanh Lam, sinh năm 1987, trú huyện Chư Pah, Gia Lai bị tổ trinh sát nghiệp vụ mai phục bắt quả tang trong lúc giao dịch mua bán chứng chỉ C môn Anh văn giả.

Từ đây, một đường dây làm văn bằng, chứng chỉ giả xuyên tỉnh được hé lộ. Cụ thể, khi gặp người có nhu cầu, Phương nhận tiền, ảnh và thông tin rồi chuyển cho Lê Quang Lâm (sinh năm 1988, quê Bắc Giang, tạm trú huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội). Khoảng 10 ngày sau, chứng chỉ giả sẽ được giao cho Phương thông qua bưu điện, mỗi chứng chỉ Phương kiếm được từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng. Ngoài Gia Lai, thị trường của Lâm trải dài khắp cả nước, trong đó có nhiều vệ tinh.

Mở rộng điều tra, đầu tháng 3/2016, phòng An ninh điều tra Công an Gia Lai phối hợp với đơn vị nghiệp vụ của Bộ công an bắt Lâm và bạn gái Phạm Thị Hồng An (sinh năm 1994, quê Thái Bình, tạm trú quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội). Tiến hành lấy lời khai được biết, đầu năm 2015, do hồ sơ xin việc thiếu chứng chỉ anh văn, Lâm đã mua được 2 chứng chỉ giả với giá 700.000 đồng. Từ đây, thấy nhiều người có nhu cầu này nên Lâm chuyển sang mua bán chứng chỉ giả để kiếm lời.

2
Bản cáo trạng dày cả trăm trang của vụ án

Thông qua mạng facebook, thị trường của Lâm trải dài khắp cả nước, trong đó An cũng là vệ tinh chính. Sau khi củng cố chứng cứ, Phòng An ninh điều tra công an tỉnh Gia Lai đã bắt giữ kẻ cầm đầu là Hoàng Đức Huấn (sinh năm 1986, trú huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) và các đồng phạm Lê Quang Phát (sinh năm 1991, trú quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội), Trịnh Văn Chung (sinh năm 1989, trú huyện Nghĩa Hưng, Nam Định), Trịnh Văn Nam (sinh năm 1990, trú huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), Nguyễn Quốc Hương (sinh năm 1976, trú TP. Buôn Ma Thuột, Đak Lak) và Võ Nguyễn Xuân Đan (Sinh năm 1970, trú huyện Tân Châu, An Giang).

Qua điều tra, Công an phát hiện, Huấn là cán bộ Phòng Nội vụ UBND huyện Đan Phượng. Huấn khai, cuối năm 2014, anh ta đặt mua 14.000 phôi chứng chỉ giả với giá 130 triệu đồng, 4.400 tem 7 màu giả với giá 30.000 đồng/tem, 2 con dấu giả Trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Đại học sư phạm Hà Nội với giá 8 triệu đồng, máy in màu và phần mềm liên quan để thực hiện in chứng chỉ giả bán cho người có nhu cầu.Qua đó, Công an đã phát hiện ra 360 người mua chứng chỉ, văn bằng từ những bị can này, thu giữ 273 chứng chỉ anh văn, tin học, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ thư viện, kế toán trưởng, bằng cao đẳng nghề. Công an Gia Lai đã có văn bản, gửi kèm danh sách đề nghị cơ quan chức năng các địa phương xử lý đối với các trường hợp này. Trong đó tại Gia Lai có 25 người, trong đó có người từng là ứng cử viên đại biểu HĐND cấp phường ở TP. Pleiku sử dụng chứng chỉ dạng này, danh sách đã được gửi sang Sở Nội vụ đề nghị xử lý. 

Ý kiến của bạn

Bình luận