Đường sắt đô thị thế giới cũng “uốn lượn” giống Việt Nam

Tác giả: Minh Phương

saosaosaosaosao
Thị trường 22/07/2015 05:46

Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng sử dụng thiết kế lên - xuống dốc cho đường sắt đô thị để tối ưu hóa khả năng vận hành và tiết kiệm năng lượng.

3869779245_f98e2099e2
Skytrain của Thái Lan

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đúng chuẩn cho phép

Đó là phản hồi của Bộ GTVT trước thông tin Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông “uốn lượn” mà dư luận và báo chí phản ánh trong thời gian qua. Bộ GTVT cho biết, dự án được thiết kế theo quy phạm thiết kế METRO GB50157 của Trung Quốc, trong đó quy định trắc dọc cho phép độ dốc từ 0 - 30‰. Dự án có độ dốc đường ra - vào ga tối đa là 23‰, tức là vẫn nằm trong giới hạn cho phép.

Các đoạn dốc được bố trí dựa trên nguyên tắc “vào ga lên dốc, ra khỏi ga xuống dốc”, để đảm bảo tối ưu hóa trong vận hành và khai thác công năng, hạn chế tiêu hao năng lượng. Cụ thể, khi vào ga, đoàn tàu phải giảm tốc độ nên thiết kế lên dốc để tàu tự chạy chậm lại, hạn chế phanh hãm và tiêu thụ năng lượng. Khi ra khỏi ga, đoàn tàu cần tăng tốc để đạt tốc độ vận hành theo quy chuẩn, do đó thiết kế xuống dốc để tạo gia tốc tự nhiên, giúp đoàn tàu tự tăng tốc và giảm tiêu thụ năng lượng.

Đường sắt Thái Lan, Dubai cũng “uốn lượn”

Thực tế, Việt Nam không phải là nước duy nhất áp dụng nguyên tắc “vào ga lên dốc, ra khỏi ga xuống dốc” cho đường sắt đô thị, mà ngay cả những quốc gia có hạ tầng đường sắt phát triển cũng sử dụng nguyên tắc này, đơn cử như hệ thống Skytrain của Thái Lan.

Được khởi công xây dựng vào năm 1992, hệ thống đường sắt đô thị Skytrain có chiều dài 31km, đi qua 23 nhà ga. Sử dụng công nghệ của Đức, đường ray Skytrain được thiết kế những đoạn uốn cong để các đoàn tàu có thể chạy trên cao với tốc độ trung bình là 35km/h và tối đa là 80km/h. Ban đầu, thiết kế này cũng vấp phải không ít phàn nàn của người dân Thái Lan. Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh cho chất lượng của Skytrain, khi hệ thống này có thể vận tải 600.000 hành khách/ngày trong suốt 16 năm nay mà chưa một lần xảy ra sự cố.

dubai metro cong
Đường sắt Dubai Metro cũng có những đoạn "uốn lượn"

Hay như tại “kinh đô xa hoa nhất thế giới” Dubai, các hành khách nơi đây cũng không còn lạ lẫm với những đoạn uốn cong trên tuyến đường sắt đô thị Dubai Metro. Những đoạn uốn cong này không phải ngẫu nhiên mà đều nằm trong sự tính toán tỉ mỉ của 250 chuyên gia đến từ các trung tâm cấp cao khắp thế giới bao gồm: Canada, Pháp, Ý và Bồ Đào Nha… Chính vì vậy mà dù hoạt động không người lái, Dubai Metro vẫn luôn vận hành trơn tru và an toàn trên suốt chiều dài hơn 70km, với sản lượng vận tải hành khách mỗi năm lên đến hàng trăm triệu người.

Hai ví dụ trên đã cho thấy, rõ ràng, “uốn lượn” không phải là thiết kế “độc quyền” chỉ có ở đường sắt đô thị Việt Nam mà là thiết kế đã được thế giới sử dụng và vận hành an toàn suốt hàng chục năm nay.

Ý kiến của bạn

Bình luận