Doanh nghiệp nhiều nước khốn khổ sao khi Trung Quốc – Mỹ trả đũa nhau?

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 07/04/2018 08:54

Chiến lược sản xuất và kinh doanh của rất nhiều doanh nghiệp lớn tại Trung Quốc, Mỹ và cả Nhật Bản sẽ buộc phải thay đổi đáng kể so với trước đây.

 

trungquocmylosangelestimes_kcls

Ành: Los Angeles Times

Hàng loạt các biện pháp thuế quan mà chính phủ Mỹ và Trung Quốc đưa ra nhằm đáp trả nhau sẽ khiến doanh nghiệp nhiều nước gặp khó khi muốn điều chỉnh chiến lược cho doanh nghiệp mình. 

Tác động từ các biện pháp thuế quan trên sẽ không chỉ hạn chế trong nhóm các doanh nghiệp Mỹ và Trung Quốc mà còn cả nhiều doanh nghiệp Nhật trước đó đã đầu tư rất nhiều vào việc thiết lập được tuyến đường thương mại giúp bán nông sản Mỹ cho người Trung Quốc. 

Đối với Tập đoàn Ô tô Quảng Châu, liên doanh sản xuất ô tô giữa công ty Honda, Toyota và Fiat, việc ô tô do tập đoàn sản xuất ra bị đưa vào danh sách 1.300 mặt hàng phải chịu thuế do chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố mới đây là một cú sốc.

Tập đoàn có kế hoạch xuất khẩu sản phẩm ô tô mang thương hiệu riêng bao gồm cả ô tô dùng nhiên liệu và ô tô điện sang thị trường Mỹ trước thời điểm cuối năm 2019. Chủ tịch tập đoàn, ông Zeng Qinghong, chia sẻ với Nikkei: “Chúng tôi muốn gia nhập thị trường Mỹ như một cách khẳng định cho vị thế sản phẩm của tập đoàn. Nhờ cạnh tranh mà người ta đổi mới”.

Khi việc cạnh tranh ở thị trường nội địa Trung Quốc ngày một khó khăn, công ty đang hy vọng thị trường Mỹ sẽ mang đến nguồn doanh thu quan trọng. Ông Zeng dự báo rằng cuối cùng chính phủ Trung Quốc sẽ nới lỏng bớt các biện pháp hạn chế sở hữu nước ngoài trên thị trường ô tô Trung Quốc và rằng doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không còn tiếp tục được hưởng nhiều chính sách bảo hộ như hiện nay.

Chính sách thuế mới do chính quyền Tổng thống Trump đưa ra đã làm thay đổi tính toán của doanh nghiệp ông, khiến ông phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn về chiến lược xuất khẩu: “Nếu việc xuất khẩu không mang lại lợi nhuận, chúng tôi sẽ không theo đuổi nữa”.

flat-tv_cdhu

Doanh số bán hàng của TCL tại thị trường Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong năm ngoái. Ảnh: Yu Nakamura/Nikkei 

 

Một lĩnh vực khác sẽ chịu ảnh hưởng chính là ngành sản xuất tivi màn hình phẳng. Theo chuyên gia phân tích tại Sigmaintell Consulting, khoảng 30% sản phẩm tivi xuất khẩu của Trung Quốc hiện đang vào thị trường Mỹ. Các biện pháp thuế quan mới sẽ ngay lập tức tác động đến dây chuyền sản xuất và khiến chi phí tăng cao.

Đặt trụ sở tại tỉnh Quảng Đông, công ty sản xuất tivi lớn nhất Trung Quốc, TCL, hiện đang là một nhà xuất khẩu lớn sang Mỹ. Chỉ mới năm ngoái, doanh số bán tivi của TCL sang Bắc Mỹ tăng gấp đôi, sang năm 2018, doanh số bán tivi của TCL nhiều khả năng sẽ giảm sâu. 

Từng giành được hợp đồng cung cấp tàu điện ngầm cho Philadelphia, Los Angeles, Boston và Chicago, Tập đoàn đường sắt Trung Quốc (CRRC) giờ đang xem xét kỹ lưỡng tác động của mức thuế 25% mới được đưa ra, trong đó có bao gồm cả những thiết bị tàu cao cấp. Theo một nhà điều hành doanh nghiệp, công ty cần nghiêm túc xem xét những loại mặt hàng nào sẽ chịu tác động trước khi đưa ra đánh giá. 

Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, những doanh nghiệp cung cấp công nghệ năng lượng tái sinh như năng lượng mặt trời, gió và máy móc cũng sẽ chịu tác động. Chính sách thuế mới của chính phủ Mỹ sẽ ảnh hưởng nhiều đến đại kế hoạch “Made in China 2025”. Kế hoạch này đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ tiên tiến. Chính sách thuế của Mỹ đồng thời cũng sẽ tác động đến chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Và vào lúc này, nhiều doanh nghiệp sản xuất rượu ở California, Mỹ cũng đang đánh giá tác động của quyết định áp thuế rượu mà chính phủ Trung Quốc mới đưa ra. “Các biện pháp thuế quan trả đũa đối với sản phẩm rượu nhập khẩu từ Mỹ sẽ có thể tác động tiêu cực đến tương lai của hoạt động xuất khẩu rượu từ Mỹ sang Trung Quốc”, theo tuyên bố của Wine Institute, cơ quan vận động quan trọng cho sản phẩm rượu California đại diện cho tiếng nói của khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp sản xuất rượu và các doanh nghiệp vệ tinh. 

Các biện pháp trả đũa về thuế quan mà phía Trung Quốc mới công bố áp dụng với hàng Mỹ sẽ tác động nhiều đến các nhà sản xuất và người trung lưu ở Mỹ. Tác động của nó sẽ không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp Mỹ bởi rất nhiều doanh nghiệp Nhật đang tham gia trong quá trình xuất khẩu ngũ cốc Mỹ sang Trung Quốc. 

Công ty Gavilon thuộc Marubeni bán hàng chục triệu tấn đậu tương và nhiều sản phẩm khác ra khắp thế giới. Lượng sản phẩm xuất từ đây chiếm phần lớn trong tổng số 70 triệu tấn hàng hóa mà Marubeni xử lý mỗi năm.

Để ứng phó với biện pháp thuế quan mới mà Trung Quốc áp dụng, công ty có thể chuyển phần lớn hoạt động xuất khẩu sang Braxin.

Chính phủ Mỹ và Trung Quốc đang có nhiều cuộc bàn thảo để ngăn khủng hoảng kinh tế mà chiến tranh thương mại kéo dài có thể gây ra. Trung Quốc, nước đang nắm nhiều nợ Mỹ nhất, đã phát đi tín hiệu sẽ bán mạnh trái phiếu chính phủ Mỹ trong trường hợp quan hệ thương mại xấu đi. 

Giờ đây, điểm quan trọng trong các cuộc tranh luận chính là quyền sở hữu trí tuệ. Trung Quốc đã thông qua luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2001 dù Mỹ muốn Trung Quốc bỏ nó đi bởi nó làm lợi cho các công ty Trung Quốc. 

Cho đến gần đây, Trung Quốc đã bác bỏ yêu cầu từ phía Mỹ bởi khẳng định các biện pháp đó gây tổn hại đến nền kinh tế vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Giờ đây, Trung Quốc đang âm thầm cân nhắc đến lựa chọn này. 

Ý kiến của bạn

Bình luận