Điều tra trung tâm buôn bán động vật hoang dã

Tác giả: Văn Quyết

saosaosaosaosao
Ý kiến 06/11/2016 13:58

Cuộc điều tra tiết lộ những gì điều tra viên trực tiếp chứng kiến các bộ phận và sản phẩm tê giác, voi, hổ trị giá 53.1 triệu USD bị buôn lậu.

h1
Cuộc điều tra tiết lộ những gì điều tra viên trực tiếp chứng kiến các bộ phận và sản phẩm tê giác, voi, hổ trị giá 53.1 triệu USD bị buôn lậu.

Trong hai ngày 14 và 15/ 11/2016, Ủy ban Công lý Động vật hoang dã sẽ tổ chức một buổi  Điều Trần Công Cộng về cuộc điều tra kéo dài một năm nhắm vào trung tâm buôn bán động vật hoang dã tại Nhị Khê, Việt Nam.

Cụ thể, cuộc điều tra tiết lộ những gì điều tra viên đã trực tiếp chứng kiến các bộ phận và sản phẩm tê giác, voi và hổ trị giá 53.1 triệu USD bị buôn lậu qua một mạng lưới phạm pháp gồm 51 cá nhân. Những bộ phận và sản phẩm được buôn lậu có nguồn gốc từ 907 con voi, 579 con tê giác, 225 con hổ và một số loài nguy cấp khác như: tê tê, gấu, đồi mồi và chim hồng hoàng mỏ cát.

Tại sao vấn đề này lại quan trọng đến mức cần có một buổi Điều Trần Công Cộng? Hãy xem xét điều này: 579 con tê giác bị giết để buôn bán bất hợp pháp tại Nhị Khê đại diện cho gần 50% tổng số lượng tê giác bị săn bắn tại Nam Phi vào năm 2015. Tê giác hiện nay rất nguy cấp, và toàn cầu đang nỗ lực để cứu chúng, cũng như các loài động vật nguy cấp khác khỏi tuyệt chủng. Do đó, từ góc độ quốc tế , chính phủ Việt Nam chưa làm đúng vai trò của mình, đã thờ ơ và để cho nạn buôn bán trái phép diễn ra.

Tại sao chính phủ Việt Nam cần phải hành động về cuộc điều tra này? Qua điều tra, hoạt động buôn bán tại Nhị Khê không hề suy giảm trong khi sự can thiệp của chính quyền lại quá ít ỏi. Tại Việt Nam, Luật cấm buôn bán các loài động vật nguy cấp đang hiện hành; chính phủ cũng là thành viên của CITES và đã lên tiếng về ý định sẽ hành động chống lại tội phạm động vật hoang dã – sau khi cân nhắc lời cam kết với Mỹ trong chuyến thăm của Tổng thống Obama vào tháng 06 năm 2016, chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong tháng 09 năm 2016, và sắp tới là Hội nghị IWT Hà Nội vào tháng 10 năm 2016. Đã đến lúc chính phủ biến lời nói của mình thành hành động.

Điều gì sẽ xảy ra ở phiên điều trần? Bằng chứng từ cuộc điều tra sẽ được trình bày bởi các chuyên gia và nhân chứng để được toà xác nhận, qua Uỷ ban Giải trình độc lập và công tâm gồm 5 chuyên gia quốc tế. Hy vọng rằng những đại diện từ chính quyền Việt Nam sẽ tham dự và đưa ra những tuyên bố hành động. Mục đích của phiên điều trần là để xuất trình các bằng chứng một cách công khai và như sự thất bại của chính phủ không bị phớt lờ. Nếu Ủy ban tin tưởng vào các bằng chứng được trình bày, họ sẽ xác nhận những phát hiện này và đưa ra các khuyến nghị lên cấp quốc tế cao nhất.

Làm thế nào để theo dõi phiên điều trần tại Việt Nam: phiên Điều Trần Công Cộng sẽ được phát trực tiếp qua trang web của Ủy ban Công lý Động vật hoang dã và sẽ được dịch sang tiếng Việt trực tuyến, với âm thanh và phụ đề xuyên suốt.

Ủy ban Công lý Động vật hoang dã là một tổ chức phi lợi nhuận trẻ, có trụ sở tại The Hague, Hà Lan, hoạt động trên toàn cầu nhằm ngăn chặn và phá vỡ các tổ chức tội phạm động vật hoang dã xuyên quốc gia. Qua tận dụng các nguyên tắc pháp luật và công tác điều tra cứng rắn, chúng tôi bổ sung những xu hướng sáng tạo nhằm duy trì các nỗ lực toàn cầu để chống lại tội phạm, hỗ trợ các chính phủ đảm bảo thực thi pháp luật hiệu quả. Mục đích của những điều tra là mang lại công lý. Thỉnh thoảng kết quả có ngay lập tức nhưng có một số cuộc điều tra phải mất nhiều thời gian vì được yêu cầu đối thoại hoặc Điều Trần Công Cộng.

Lĩnh vực hoạt động của tổ chức bao gồm thương mại bất hợp pháp các loài hoang dã của những mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia, gỗ và thuỷ/hải sản quý.  

Ý kiến của bạn

Bình luận