Đề xuất xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho ngành Công nghiệp Than Việt Nam

08/11/2015 06:19

Nghiên cứu đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho ngành Công nghiệp Than Việt Nam với một số nội dung chính: Quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển, định hướng phát triển, các chỉ tiêu phát triển bền vững cho ngành Công nghiệp Than Việt Nam.


ThS. NCS. Nguyễn Thị Thùy Hương

Học viện Tài chính

Người phản biện:

PGS. TS. Đỗ Hữu Tùng 

PGS. TS. Nguyễn Cảnh Nam

Tóm tắt: Nghiên cứu đề xuất bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho ngành Công nghiệp Than Việt Nam với một số nội dung chính: Quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển, định hướng phát triển, các chỉ tiêu phát triển bền vững cho ngành Công nghiệp Than Việt Nam.

Từ khóa: Bộ chỉ tiêu, phát triển bền vững, ngành Công nghiệp Than.

Abstract: Research a set of sustainable development target relating to the coal industry in Viet Nam. The main parts include: sustainable development opinion, sustainable development objective, sustainable development orientation, sustainable development targets for the coal industry in Viet Nam.

Keywords: Targets, sustainable development, coal industry.

1. Đặt vấn đề

Ngành Công nghiệp Than Việt Nam là một ngành có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng là ngành có nhiều tác động xấu tới môi trường sinh thái. Hiện trạng ngành công nghiệp khai khoáng ở nước ta đang có nhiều bất cập, chủ yếu chỉ mới chú trọng các lợi ích kinh tế trước mắt; sự quan tâm đến các lợi ích lâu dài, đặc biệt là các lợi ích môi trường và xã hội cũng như các thế hệ tương lai còn ở mức hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững cho ngành Công nghiệp Than là một đòi hỏi hết sức cần thiết và cấp bách.

2. Quan điểm phát triển

Phát triển ngành Than bền vững theo các mục tiêu gia tăng sản lượng đáp ứng tối đa nhu cầu của nền kinh tế, hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, thân thiện với môi trường và không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

3. Mục tiêu phát triển

Phát triển ngành Than trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật hiện đại, có hiệu quả cao, hài hòa với sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng và thân thiện với môi trường trên cơ sở tăng cường chế biến sâu sản phẩm than, phát triển kinh doanh đa ngành, đẩy mạnh đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu than của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

4. Định hướng phát triển

Định hướng chung phát triển ngành Than Việt Nam là phát triển bền vững theo các mục tiêu: Gia tăng sản lượng đáp ứng ở mức cao nhất nhu cầu than của nền kinh tế quốc dân, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế - xã hội, giảm tổn thất tài nguyên, đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh đổi mới hiện đại hóa công nghệ trong tất cả các khâu: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, sàng tuyển và chế biến theo hướng giảm tiêu hao vật tư, năng lượng và các tác động xấu tới môi trường, nâng cao mức độ an toàn, năng suất lao động, hệ số thu hồi tài nguyên và hiệu quả;

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai các dự án chế biến than, tiến tới hình thành ngành công nghiệp chế biến than sau năm 2020;

- Tăng cường triển khai công tác tìm kiếm, thăm dò; nghiên cứu công nghệ và chuẩn bị đầu tư khai thác bể than đồng bằng sông Hồng, phấn đấu sau năm 2015 đưa một số mỏ than vùng này vào hoạt động;

- Phát triển kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than và phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa bàn vùng than;

- Tích cực chuẩn bị và triển khai đầu tư ra nước ngoài khai thác than và phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa bàn vùng than;

- Tích cực chuẩn bị và triển khai đầu tư ra nước ngoài khai thác than, trước mắt là các nước trong khu vực và nhập khẩu than sau năm 2015.

5. Xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cho ngành Công nghiệp Than Việt Nam

5.1. Các chỉ tiêu về phát triển bền vững sản xuất - kinh doanh

- Chỉ tiêu tài nguyên, trữ lương tăng thêm;

- Chỉ tiêu giảm tỷ lệ tổn thất tài nguyên;

- Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng than;

- Tỷ lệ tăng trưởng giá trị gia tăng và lợi nhuận;

- Mức độ đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm than;

- Tỷ lệ sản lượng hoặc DT hoặc giá tri sản xuất sản phẩm qua chế biến sâu;

- Mức độ tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm trên nền sản phẩm than;

- Tốc độ gia tăng NLSX mới và giá trị sản phẩm mới thay thế than.

Quá trình PTBV gồm có 3 quá trình sản xuất đồng thời xảy ra, đó là:

(1) Quá trình sản xuất sản phẩm than từ các nguồn tài nguyên, trữ lượng than liên tục được bổ sung thông qua tìm kiếm, thăm dò mới.

(2) Quá trình chế biến than thành các sản phẩm từ than nhằm đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng.

(3) Quá trình sản xuất sản phẩm thay thế và/hoặc sản phẩm mới hoàn toàn thay thế than hoặc sản phẩm từ than.

Quá trình (l) và (2) có thể coi là quá trình phát triển nội tại ngành Than, sẽ giảm dần cùng với quá trình cạn kiệt tài nguyên trữ lượng than, trong khi quá trình (3) là quá trình phát triển lan tỏa, sẽ ngày càng phát triển nhằm đảm bảo đáp ứng liên tục các nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội sau khi hết tài nguyên than.

5.2. Các chỉ tiêu về góp phần phát triển kinh tế - xã hội

- Mức độ đáp ứng nhu cầu than của nền KTQD;

- Chỉ tiêu tỉ lệ tăng trưởng đóng góp cho ngân sách địa phương;

- Chỉ tiêu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương;

- Tổng số việc làm mới hàng năm và tăng trưởng hàng năm;

- Tỉ lệ số việc làm mới giành cho lao động địa phương (%) và tăng trưởng hàng năm, %/năm;

- Mức độ đóng góp phát triển giáo dục, đào tạo cho địa phương;

- Mức độ đóng góp phát triển kết cấu hạ tầng;

- Mức độ đóng góp cho duy trì và phát triển văn hóa bản địa;

Các chỉ tiêu lĩnh vực này có thể được coi thuộc quá trình phát triển lan tỏa của ngành Than nhưng thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội.

5.3. Các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn lao động

- Tỷ lệ giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nặng;

- Tỷ lệ giảm khối lương các loại chất thải;

- Tỷ lệ tái chế/thu hồi các loại chất thải, phế thải;

- Mức độ cải thiện các thông số môi trường mỏ;

- Tỷ lệ giá trị sản phẩm sạch và quy mô áp dụng sản xuất sạch hơn;

- Số lượng và tỷ lệ doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Số lượng và tỷ lệ số lao động làm việc trong môi trường độc hại;

- Số lượng và tỷ lệ số người mắc bệnh nghề nghiệp.

5.4. Các chỉ tiêu về phát triển nguồn nhân lực

5.4.1. Nhóm các chỉ tiêu về lượng

- Tỷ lệ người có trình độ cao/tổng số cán bộ, %;

- Tỷ lệ công nhân bậc cao/tổng số công nhân, %;

- Tỷ lệ lao động có sức khỏe tốt/tổng số lao động, %;

- Tỷ lệ lao động nữ và cán bộ nữ trên tổng số lao động hoặc cán bộ.

5.4.2. Nhóm các chỉ tiêu về chất

- Mức tăng năng suất lao động, o/o/năm;

- Giá trị làm lợi từ sáng kiến, sáng chế, phát minh...

5.4.3. Nhóm chỉ tiêu về cải thiện đời sống

- Mức tăng thu nhập bình quân, thăm;

- Mức tăng về các chỉ tiêu phúc lơi xã hội, chăm sóc y tế…;

- Mức giảm tỷ lệ số hộ CBCNV nghèo/trên tổng số hộ CBCNVC;

- Tỷ lệ lao động rời bỏ doanh nghiệp hàng năm.

Ngành Công nghiệp Than Việt Nam những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trong cung cấp năng lượng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người thấp. Phát triển năng lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững theo Nghị định 21 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong tương lai, việc xây dựng mô hình phát triển bền vững và các tiêu chí phát triển bền vững ngành năng lượng là rất cần thiết.

Tài liệu tham khảo

[1]. “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” phê duyệt theo Quyết định số 1855/QĐ-TTg, ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

[2]. “Chiến lược phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025”, phê duyệt theo Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg, ngày 7/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

[3]. Ủy ban Phát triển bền vững Liên hợp quốc (UN CSD) (2001), Bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững.

[4]. Bộ Công nghiệp (2007), Định hướng chiến lược PTBV ngành Công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

Ý kiến của bạn

Bình luận