Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án giao thông

Tác giả: K.H

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 12/07/2016 14:44

Sáng nay, 12/7 Bộ GTVT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm tại 5 điểm đầu cầu, Hà Nội, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa chủ trì Hội nghị.


IMG_2682
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa và các Thứ trưởng tại Hội nghị

 Hoàn thành 100% các đề án

IMG_2684
Các đại biểu về dự hội nghị

Theo báo cáo của Bộ GTVT trong 6 tháng đầu năm với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, toàn diện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ và sự quyết tâm, cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành GTVT, hầu hết các mặt công tác trong 6 tháng đầu năm 2016 của ngành GTVT đã hoàn thành kế hoạch đề ra.

DSC_4809
 Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, một số kết quả nổi bật trong 6 tháng qua: Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật tiếp tục được quan tâm, chú trọng; đã kịp thời hoàn thiện dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) và các Nghị định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực GTVT để trình Chính phủ đúng kế hoạch. Công tác quản lý vận tải, bảo đảm TTATGT tiếp tục được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và tiếp tục kéo giảm TNGT trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương. Công tác quản lý nhà nước, rà soát, đánh giá quá trình tổ chức triển khai, hiệu quả đầu tư của các dự án, nhất là các dự án BOT, BT được tăng cường đã góp phần hạn chế, khắc phục các tồn tại và phát huy hơn nữa hiệu quả đầu tư phát triển KCHTGT. Công tác quản lý KCHTGT các lĩnh vực tiếp tục được tăng cường, nhất là trong việc quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; rà soát, điều chỉnh hệ thống biển báo hiệu đường bộ... góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng KCHTGT và tạo sự an toàn, thuận lợi cho các phương tiện tham gia giao thông. Công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tục được đẩy mạnh; đặc biệt là đối với các Tổng công ty lớn và các đơn vị sự nghiệp công. Công tác CCHC, cải cách TTHC tiếp tục được triển khai quyết liệt, hiệu quả nhất là việc đẩy mạnh triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến, triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử.

Bên cạnh đó Thứ trưởng Trường cũng nêu rõ những tồn tại cần phải khắc phục như sự cố sập cầu Ghềnh đã ảnh hưởng đến sản lượng vận tải hành khách; TNGT tiếp tục giảm trên cả 3 tiêu chí, tuy nhiên tình hình TNGT vẫn đang có diễn biễn phức tạp, trên toàn quốc đã xảy ra một số vụ TNGT đường thủy và đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng. Công tác giải ngân các nguồn vốn đầu tư thấp so với kế hoạch đề ra, đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn đối ứng được bố trí thiếu, công tác quyết toán còn chậm. Công tác đầu tư phát triển KCHTGT theo hình thức BOT, BT tại một số công trình, dự án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được rà soát, điều chỉnh nhằm bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, Nhà đầu tư và người sử dụng.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án

IMG_2561
Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đang được nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ

 Trước thực tế giải ngân chậm, ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ KHĐT cho biết, năm 2016 Bộ GTVT được giao kế hoạch (KH) tổng số 45.525 tỷ đồng, bao gồm: 35.295 tỷ đồng KH2016 và 10.230 tỷ đồng KH2015 kéo dài. Năm 2016 nguồn vốn này được giao tổng số 24.891 tỷ đồng, bao gồm 14.920 tỷ đồng KH2016 và 9.971 tỷ KH2015 kéo dài. 6 tháng năm 2016 giải ngân 1.173 tỷ đồng, đạt 8% KH2016 được giao. Do đã được giao KH theo đúng mức vốn TPCP giai đoạn 2012 - 2015 và bổ sung giai đoạn 2014 - 2016 còn lại, nên khả năng sẽ không giải ngân được hết trong năm 2016 số KH vốn đã được giao. Tính đến hết tháng 6/2016, các nguồn vốn NSNN và TPCP đã giải ngân được 13.194 tỷ đồng trên tổng số 45.525 tỷ đồng KH được giao, đạt 37,3% so với KH2016 được giao (6 tháng đầu năm mới giải ngân KH2016, chưa giải ngân KH2015 kéo dài); đạt 29% so với tổng nguồn KH được giao.

DSC_4831
Ông Nguyễn Hoằng - Vụ trưởng Vụ KHĐT 

Do đó để đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án ông Hoằng đề nghị các Chủ đầu tư/Ban QLDA dự án ODA bám sát các cơ quan liên quan để xử lý dứt điểm các vướng mắc trong quá trình thực hiện (như dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1...); hoàn thiện các thủ tục đấu thầu lựa chọn nhà thầu, tư vấn, công tác GPMB để sớm triển khai các dự án khởi công mới hoặc các dự án mới ký Hiệp định bổ sung (như dự án QL217 giai đoạn 2, dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dự án cầu Hưng Hà). Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN chỉ đạo thi công dứt điểm các hạng mục trên cơ sở nguồn vốn được giao, tuyệt đối không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Còn các dự án sử dụng nguồn vốn TPCP các chủ đầu tư chỉ đạo thi công dứt điểm các hạng mục dở dang; hoàn thiện các thủ tục (như phê duyệt phương án tài chính cho dự án Hầm Đèo Cả, trình duyệt dự toán các hạng mục bổ sung, khối lượng phát sinh, phương án tính trượt giá cho các dự án QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, trình duyệt bổ sung dự án Luồng cho tàu tải trọng lớn vào sông Hậu, phương án sử dụng vốn dư lần 2 các dự án mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, phương án điều hòa vốn TPCP giai đoạn 2012 - 2015, 2014 - 2016...); cũng như đẩy nhanh công tác thanh quyết toán các dự án để tăng tốc độ giải ngân nguồn vốn TPCP.

Cũng tại Hội nghị đại diện các Sở GTVT Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Vụ ATGT, Vụ Tài chính, Ban QLDA Hồ Chí Minh đã phát biểu tham luận về công tác giải ngân, ATGT, đầu tư xây dựng cơ bản.

DSC_4958
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nhấn mạnh, công tác giải ngân, thanh quyết toán của 6 tháng đầu năm trùng vào thời điểm chuyển giao giữa 2 nhiệm kỳ và cũng là giai đoạn chuyển giao Chính phủ nên có nhiều vấn đề dẫn đến chậm triển khai các nhiệm vụ. Kế hoạch đầu tư trung hạn 2016 – 2020 nên chúng ta vẫn phải đợi đến tháng 10 các địa phương phải thực hiện dự án phải lựa chọn các dự án thực sự cấp thiết của địa phương, vùng.

Tình trạng thanh quyết toán từ ngân sách, nhà đầu tư đều chậm, Bộ đã thành lập Ban chỉ đạo đánh giá năng lực của các Ban QLDA do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường phụ trách sẽ đánh giá năng lực của các ban, các nhà thầu được xếp hạng thì Ban QLDA cũng sẽ được xếp hạng dựa trên khả năng quyết toán đây chính là năng lực quản lý dự án của các Ban, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Riêng về dự án BOT không lý do gì chậm cả. Chúng ta nhầm lẫn vai trò của các Ban, vì suy cho cùng BOT thì cũng là tiền ngân sách, chúng ta thu phí làm quyết toán xong mới thu phí, thu sớm hay muộn là năng lực của BOT. Ban PPP đề xuất xem, tránh tình trạng là nhà đầu tư chậm thanh quyết toán, đòi hỏi dư luận xã hội là tính minh bạch. Nếu làm được việc quyết toán xong mới thu phí thì xã hội sẽ đồng tình, bên cạnh đó cần đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thu phí tự động để tránh tiêu cực.

Về phương thức đầu tư dù là BOT hay PPP thì đây vẫn là phương thức huy động vốn mà chúng ta làm tiếp theo. Quan điểm của Bộ về BOT thì hướng đến minh bạch trong lựa chọn dự án, lựa chọn nhà đầu tư... các dự án đầu tư mới sẽ được ưu tiên và không làm mất quyền lựa chọn của nhà đầu tư cũng như người dân.

Ý kiến của bạn

Bình luận