Đất nước của Volkswagen và BMW không còn yêu ôtô như trước

Tác giả: zing

saosaosaosaosao
Xã hội 25/05/2019 08:14

Nỗi lo lắng về biến đổi khí hậu đang chia rẽ các thế hệ của Đức, đất nước quê nhà của các hãng xe nổi tiếng và một thời tự hào vì những chiếc xe đã góp phần đưa nền kinh tế đi lên.

 

1_1
Các nhà hoạt động biến đổi khí hậu nằm xuống đất trong phong trào Extinction Rebellion tại quảng trường Gendarmenmarkt, Berlin vào ngày 27/4. Ảnh: CNN.

 CNN dẫn cuộc thăm dò "Xu hướng Đức" mới đây của kênh truyền hình quốc gia Đức ARD cho thấy 48% số người được hỏi cho rằng biến đổi khí hậu là mối quan tâm lớn nhất của họ.

Và chính biến đổi khí hậu là vấn đề gây chia rẽ trong cử tri Đức vào cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sắp tới. Một bên là những thanh niên thành phố, đòi hỏi các chính trị gia phải nhanh chóng biến Đức thành quốc gia không xả thải carbon. Ở phía bên kia là thế hệ những người xuất thân từ vùng nông thôn, lớn lên trong thời kỳ thịnh vượng của năng lượng từ than và ngành công nghiệp chế tạo máy.

Thế hệ "thích iPhone hơn xe hơi"

"Giới trẻ bây giờ tham gia nhiều hơn vào việc số hóa", Ferdinand Dudenhoeffer, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ôtô tại Duisburg-Essen giải thích. "Họ gần như hạnh phúc hơn khi nhận được chiếc iPhone đời mới nhất như một món quà hơn là một chiếc xe hơi".

Đức đã cam kết giảm 40% lượng khí thải carbon trong năm tới so với mức của năm 1990, đến năm 2030 họ tiến tới giảm 55%, và 95% vào năm 2050.

Sản xuất năng lượng đến nay là nguyên nhân hàng đầu gây ra khí thải và Đức đã cam kết sẽ bỏ các nhà máy năng lượng than, thay thế chúng bằng năng lượng tái tạo vào năm 2038. Một nguồn xả thải khác là phương tiện giao thông, dẫn đến việc nhiều người Đức muốn từ bỏ thói quen sử dụng ôtô riêng.

Volkswagen, BMW và Daimler-Benz?

Không có gì lạ khi ôtô là chủ đề được quan tâm đặc biệt ở Đức. Đất nước này là "quê nhà" của Volkswagen, BMW và Daimler-Benz. Đức đã sản xuất 5,5 triệu xe trong năm 2017, theo số liệu của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Đức.

Tại Đức, ngành công nghiệp ôtô tạo ra việc làm cho hơn 820.000 người và đóng góp khoảng 20% sản lượng công nghiệp cho đất nước.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp ôtô Đức đang bị ảnh hưởng nặng nề, một phần do mối lo về biến đổi khí hậu, trong đó có "Dieselgate" - vụ bê bối gian lận khí thải của hãng Volkswagen vào năm 2015. Cựu giám đốc điều hành Volkswagen, ông Oliver Schmidt khi đó bị tuyên án 7 năm tù giam và phạt 400.000 USD cho những sai phạm liên quan đến vụ việc.

2_1 (1)
Autobahn - hệ thống đường cao tốc liên bang của Đức - là "thiên đường" cho những ai đam mê tốc độ. Ảnh: CNN.

 GDP của Đức năm 2018 giảm cũng một phần vì doanh số bán xe giảm mạnh, khiến Berlin gần như rơi vào tình trạng suy thoái.

Nhà phân tích ôtô Duddenhofer cho biết: "Phần lớn người dân hiện đã nhận ra rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất. Khi thế giới hướng tới việc giảm khí thải, các nhà sản xuất ôtô đã phải thay đổi mô hình cũ của họ. Họ phải từ bỏ các dòng xe cũ".

"Cả Volkswagen, Mercedes và BMW, thậm chí cả nhà cung cấp đều nói rằng họ muốn Đức trở thành quốc gia phát thải trung tính. Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc sản xuất xe hoàn toàn chạy bằng điện", ông nói. Quốc gia phát thải trung tính là đất nước mà lượng cây trồng có thể hấp thụ hết lượng phát thải carbon.

Trong Kế hoạch Hành động Khí hậu năm 2050 được công bố vào đầu năm nay, chính phủ Đức hứa sẽ giảm 95 triệu tấn khí thải giao thông vào năm 2030, song bản kế hoạch này không đặt ra thời hạn giảm phát thải áp dụng với ôtô Đức. Dẫu sao thì đối với các nhà hoạt động chống biến đổi khí hậu, thời hạn cho việc này là quá muộn.

Sự vượt lên của đảng Xanh

Trong cuộc tranh luận với Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmeier hồi tháng 4, Luisa Neubauer, 23 tuổi, lãnh đạo phong trào Fridays For Future - phong trào bãi khóa của học sinh để bày tỏ sự cấp thiết của biến đổi khí hậu - tuyên bố: "Chúng tôi thấy tương lai của chúng tôi bị đặt nhẹ hơn trong danh sách ưu tiên của ông so với của Volkswagen!".

Ít ai tận dụng tốt sự bất mãn này như đảng Xanh. Theo ARD, từ một đảng ở "bên rìa" trong các cuộc tranh luận chính trị, giờ đây đảng Xanh đang chiếm tỷ lệ ủng hộ 20%, ngang cơ với đối thủ lớn nhất là đảng Dân chủ xã hội (SPD) và vượt xa đảng cực hữu Con đường khác cho nước Đức (AfD).

"Mọi người đã nhận ra ý nghĩa của biến đổi khí hậu, một cuộc khủng hoảng khí hậu, là có thật", Oliver Krischner, một thành viên của đảng Xanh nói.

6FFPYCXKQFCH5HGFL5O34NGLSY
Phong trào "Thứ Sáu vì Tương lai" (Fridays For Future), bắt đầu vào tháng 8/2018 khi cô bé 16 tuổi Greta Thunberg ngồi trước tòa nhà Quốc hội Thụy Điển mỗi ngày trong 3 tuần liền để phản đối sự thiếu vắng những biện pháp và hành động nhằm chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu. Trong ảnh, Greta Thunberg dẫn đầu một cuộc biểu tình ở Pháp vào tháng 2/2019. Ảnh: Reuters.

 Trong khi công chúng dành nhiều quan tâm hơn đến vấn đề biến đổi khí hậu, các cuộc khảo sát gần đây cũng cho thấy người Đức đang chia rẽ về cách giải quyết nó.

Một cuộc thăm dò đầu tháng này của ARD cho thấy 81% số người được hỏi yêu cầu hành động ngay lập tức để giảm lượng khí thải nhưng chỉ 34% ủng hộ các đề xuất chính trị, như đánh thuế carbon.

Đảng dân túy cánh hữu theo chủ nghĩa chống châu Âu của Đức - AfD đã vận động bầu cử Nghị viện châu Âu bằng cách nói rằng họ muốn trở thành đảng "tiết kiệm dầu diesel" chứ không phải khí hậu. Thủ lĩnh phong trào chống biến đổi khí hậu trong giới trẻ châu Âu hiện nay - Greta Thunberg, đã bị một số thành viên AfD chế giễu.

Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu dự kiến diễn ra trong các ngày 23-26/5.

Ý kiến của bạn

Bình luận