Đánh giá khả năng chống nứt, mỏi của bê tông nhựa sử dụng phụ gia hạt nhựa tái chế (RPE) theo phương pháp trộn ướt

Diễn đàn khoa học 20/05/2021 09:46

Các nghiên cứu trước đây của nhóm tác giả đã cho thấy, bê tông nhựa (BTN) sử dụng phụ gia hạt nhựa tái chế (RPE) có khả năng kháng lún cao hơn BTN thông thường (sử dụng nhựa đường 60/70). Bài báo sẽ tiếp tục đánh giá khả năng kháng nứt và kháng mỏi thông qua chỉ tiêu thí nghiệm ép chẻ và thí nghiệm mỏi của BTN.

Tác giả: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HÙNG
             Trường Đại học Giao thông vận tải
             ThS. NGUYỄN THANH PHONG
             Công ty Cổ phần UTC2 (Trường Đại học Giao thông vận tải)

Image735641
Sơ đồ thí nghiệm mỏi uốn dầm 4 điểm (trước và sau khi đặt tải)

Hiện tượng mỏi là một trong các nguyên nhân chính gây ra sự phá hoại mặt đường. Các quy trình của Mỹ [11], Trung Quốc [12] đều gián tiếp hoặc trực tiếp đưa đặc tính mỏi của vật liệu BTN khi tính toán thiết kế kết cấu áo đường. Bản chất hiện tượng mỏi là sự suy giảm độ cứng của vật liệu dưới tác dụng của tải trọng trùng phục. Dưới tác dụng của tải trọng trùng phục, các vết nứt vi mô xuất hiện trong lớp BTN mặt đường. Theo thời gian, các vết nứt phát triển, hình thành các vết nứt lớn, gây suy giảm cường độ, phá hoại mặt đường.

Các nghiên cứu của Trường Đại học GTVT [6,7,8] cho thấy, BTN 60/70 sử dụng phụ gia hạt nhựa tái chế (RPE) cho khả năng kháng lún cao hơn khi không sử dụng RPE. Để đánh giá đặc tính của BNT 60/70 sử dụng RPE làm phụ gia, làm mặt đường, bài báo này tiếp tục so sánh khả năng kháng mỏi của BTN sử dụng RPE theo phương pháp trộn ướt so với một số loại BTN khác.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây 

Ý kiến của bạn

Bình luận