Cựu quân nhân 74 tuổi tự chế tạo máy bay ném bom huyền thoại Vulcan

Sản phẩm 24/07/2016 19:41

Quả thật là không thể đánh giá thấp khả năng phi thường của những người lính quả cảm nhưng cũng vô cùng điêu luyện và đa tài trong nhiều lĩnh vực.

cuuquannhan74tuoituchetaomaybaynembomhuyenthoaivul

Hình ảnh chiếc máy bay chế tạo trong khu vườn của ông tại Dorset, Anh

 Người chúng tôi muốn giới thiệu dưới đây là một phi công lão làng từng có vinh dự được nắm cần điều khiển của một trong những chiếc máy bay chiến đấu biểu tượng cho quân đội Anh trong quá trình diễn ra Chiến tranh lạnh. Và thật bất ngờ, tuổi cao sức yếu như hiện nay nhưng ông vẫn có thể tiếp tục - gần như là - trực tiếp cầm lái chiếc phi cơ quen thuộc một lần nữa.

Ông Cyril Carr, từng phục vụ Không lực Hoàng gia Anh, nay đã xuất ngũ, mới cho ra mắt một mô hình mô phỏng lại mẫu mã của chiếc oanh tạc cơ Vulcan huyền thoại trong quá khứ, một thời là nỗi gieo rắc ác mộng kinh hoàng của Anh Quốc đối với các nước kẻ thù trong những cuộc tấn công cũng như phòng vệ Tổ Quốc, đồng thời cũng là "ứng viên" đầu tiên được nhận vinh dự mang bom nguyên tử đi chiến đấu.

Đại tá Carr đã dành ra 4 tháng để thiết kế ra bộ điều khiển từ xa trong nhà kho sau vườn của mình, chỉ bằng những nguyên liệu rất bình thường như các tấm nhựa polystyrene và bọc bởi giấy dán B&Q.

Mô hình tỷ lệ 1/12 của biểu tượng chiến tranh một thời này được vận hành trên hệ thống ống chứa một động cơ cách quạt ngầm bên trong với công suất 3.000 watt, đồng thời được cung cấp năng lượng từ nguồn pin sạc lithium.

Sải cánh của mô hình do ông chế tạo có độ dài lên đến 3,5m, nặng ít nhất 9kg và có thể bay với tốc độ tối đa gần 50 km/h ở độ cao hơn 60m. Phạm vi điều khiển từ tay Đại tá Carr vào khoảng 0,8 km.

Phiên bản được ông chọn để bắt chước và mô phỏng là Vulcan XH558 (như đã đề cập ở hình ảnh), một trong những chiếc máy bay ông từng lái nhiều nhất vào thập niên 1970 khi diễn ra Chiến tranh lạnh.

Trong suốt quá trình 16 năm phục vụ quân ngũ, ông đã tham gia hai chiến dịch với Phi đội 617 của Không lực Hoàng gia, đánh bom oanh tạc Cộng hòa Cyprus. Kích cỡ sải cánh thực tế của máy bay là 30m. Sau năm 1984, quân đội Anh đã thay thế nó bằng những thế hệ khí tài quân sự hiện đại hơn, do đó Vulcan chỉ còn được bảo trì trong kho chứa, dùng để trình diễn mỗi khi có sự kiện lớn.

Để tượng niệm thời hoàng kim của Vulcan trong quá khứ, Đại tá Carr đã bắt tay vào thiết kế và chế tạo một mô hình thu nhỏ. Thân máy bay được làm từ xốp depron, một loại nguyên liệu cứng mà gọn nhẹ, được ông kiếm về từ một nhà máy gần đó. Được biết, ông cũng tốt nghiệp bằng kỹ sư hàng không tại Đại học Bristol, do đó ông thừa kinh nghiệm và kỹ năng để hoàn thiện một mẫu máy bay mô hình toàn diện nhất.

Ý kiến của bạn

Bình luận