Thực nghiệm hiện trường mặt đường bê tông hạt nhỏ sử dụng cát mịn và phụ gia khoáng ở tỉnh Quảng Ngãi

Thực nghiệm hiện trường mặt đường bê tông hạt nhỏ sử dụng cát mịn và phụ gia khoáng ở tỉnh Quảng Ngãi

Bài báo trình bày kết quả từ thực nghiệm hiện trường về cường độ nén, ép chẻ và khả năng chống thâm nhập clorua của các loại bê tông hạt nhỏ (BTHN) cấp 35 MPa và 45 MPa, thí nghiệm được thực hiện trên các mẫu đúc trong phòng, mẫu đúc và mẫu khoan ngoài hiện trường ở 7 và 28 ngày. Trong thành phần của BTHN sử dụng tổ hợp 35% xỉ lò cao (XL) và 20% tro bay (TB). Mặt đường BTHN thi công ngoài hiện trường được bảo dưỡng (BD) bằng cách phủ lớp cát dày 5 cm và tưới nước giữ ẩm trong 3 điều kiện: 7 ngày, 10 ngày và 14 ngày. Các mẫu bê tông đúc ngoài hiện trường được BD ẩm cùng điều kiện với mặt đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phương pháp BD ẩm có ảnh hưởng đáng kể đến cường độ và khả năng chống thâm nhập clorua của mặt đường BTHN ngoài hiện trường, thời gian BD ẩm càng dài thì cường độ của bê tông càng cao và độ thấm clorua càng thấp. Cường độ yêu cầu của BTHN thi công ngoài hiện trường ở các điều kiện BD ẩm khác nhau đều đạt yêu cầu so với cường độ thiết kế.

Diễn đàn khoa học
So sánh cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông Geopolymer sử dụng cát vàng và bê tông Geopolymer sử dụng cát mịn

So sánh cường độ chịu nén và cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông Geopolymer sử dụng cát vàng và bê tông Geopolymer sử dụng cát mịn

Việc sử dụng cát mịn và đá mi theo một tỷ lệ thích hợp đã tạo ra một hỗn hợp cốt liệu nhỏ có mô-đun độ lớn tương đương với cát vàng để chế tạo bê tông Geopolymer. Bên cạnh đó, cấp phối bê tông Geopolymer sử dụng cốt liệu nhỏ cho kết quả cường độ nén tương đương và cường độ kéo khi uốn vượt trội so với cấp phối bê tông Geopolymer sử dụng cát vàng.

Diễn đàn khoa học
Ảnh hưởng của tro bay và cát mịn đến cường độ chịu nén bê tông bọt

Ảnh hưởng của tro bay và cát mịn đến cường độ chịu nén bê tông bọt

Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ tro bay và cát mịn đến cường độ chịu nén của bê tông bọt làm vật liệu san lấp tự lèn

Ứng dụng
Nghiên cứu thực nghiệm về bê tông đầm lăn sử dụng hỗn hợp cát mịn tự nhiên và cát nghiền tại khu vực Đông Nam bộ

Nghiên cứu thực nghiệm về bê tông đầm lăn sử dụng hỗn hợp cát mịn tự nhiên và cát nghiền tại khu vực Đông Nam bộ

Hiệu quả kinh tế và rút ngắn thời gian thi công đã làm cho bê tông đầm lăn (BTĐL) nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng đường ô tô ở trên thế giới.

Nghiên cứu thực nghiệm thành phần bê tông xi măng sử dụng hỗn hợp cát xay – cát mịn tự nhiên ở khu vực Đông Nam Bộ trong xây dựng mặt đường ô tô

Nghiên cứu thực nghiệm thành phần bê tông xi măng sử dụng hỗn hợp cát xay – cát mịn tự nhiên ở khu vực Đông Nam Bộ trong xây dựng mặt đường ô tô

Tóm tắt: Sử dụng cát xay chế tạo bê tông xi măng vào xây dựng công trình từ lâu nhưng chưa được nghiên cứu đánh giá đầy đủ, đặc biệt là việc sử dụng cát xay chưa hợp chuẩn. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm thành phần bê tông xi măng sử dụng loại cát xay chưa hợp chuẩn. Đó là kết hợp cát xay khu vực Đông Nam Bộ với cát mịn tự nhiên để tạo ra loại vật liệu đáp ứng được yêu cầu sản xuất bê tông xi măng làm mặt đường ô tô. Bài báo này cũng đưa ra mối tương quan thực nghiệm giữa cường độ chịu nén (Rn), cường độ kéo uốn (Ru) và các thông số: nước/xi măng (N/XM), đá/cát (Đ/C), cát xay/ cát mịn (CX/CM).

Khoa học - Công nghệ