Cao tốc Bến Lức - Long Thành Dồn lực về đích

Thị trường 16/02/2018 20:56

Cao tốc Bến Lức - Long Thành là sự chờ đợi của người dân nhiều địa phương khi QL1A đi qua địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang quá tải. Với hai cao tốc hiện hữu là TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương và TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đang đáp ứng nhu cầu đi lại thì việc xây dựng tuyến Bến Lức - Long Thành sẽ là điểm kết nối quan trọng.

 

HÌNH 3- Công nhân của công ty Trung Chính đang tập

Công nhân Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính đang tập trung làm việc và háo hức chờ đợi ngày thông xe

Ông Lê Mạnh Hùng - Giám đốc Ban QLDA các đường cao tốc phía Nam cho biết: “Đến thời điểm hiện nay, giá trị xây lắp toàn Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đạt 65,21%. Trong đó, đoạn ADB phía Tây gồm gói A1, A2-1, A2-2, A3, A4 chủ đầu tư đang dồn sức trong mùa khô, phấn đấu giữa năm 2018 sẽ thông xe kỹ thuật (nối từ TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đến nút giao Tân Tạo). Gói J1 đã đạt 56% và J3 đạt 64,8%, dự kiến quý I/2020 sẽ hoàn thành 2 cầu Bình Khánh và Phước Khánh. Gói A5, A6, A7 chúng tôi cũng đã triển khai thi công từ tháng 10/2017, dự kiến cuối năm 2020 sẽ thông xe. Nhìn chung, kế hoạch tiến độ thi công năm 2017 vẫn đang được đảm bảo”.

Theo ông Hùng, năm 2017 thời tiết mưa nhiều, công tác giải phóng mặt bằng chậm nên việc thi công cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể, ở huyện Bình Chánh vẫn còn 44 hộ dân không chịu di dời do khiếu kiện, phía huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) còn vướng ở gói A7 với hơn 200 hộ dân liên quan đến việc chờ xây dựng nhà tái định cư. Ban QLDA cũng đang phối hợp chặt chẽ với địa phương tổ chức tái định cư song song nhằm rút ngắn thời gian bàn giao mặt bằng. Về bố trí vốn thanh toán tháng 12/2017, các bộ, ngành liên quan mới bổ sung 500 tỷ đồng cho dự án nên việc tồn đọng đến thời điểm này mới thanh toán được.

Đại diện Công ty TNHH Thương Mại và Xây dựng Trung Chính - đơn vị thi công gói thầu A2-1 cho biết: Gói thầu xây dựng đoạn tuyến dài 3,3km từ lý trình km7+900 đến km11+200 của Dự án. Do đặc điểm thời tiết mưa nhiều nên nhà thầu gặp khó khăn trong việc triển khai thi công các công việc phần đường. Mặt khác, sự biến động giá vật liệu (giá cát tăng) cũng là trở ngại cho nhà thầu trong công tác huy động các vật tư, vật liệu đến công trường thi công.

Khó khăn thứ hai của gói thầu là do tình hình giải phóng mặt bằng chậm trễ (để đáp ứng được thời gian hoàn thành hơp đồng, 100% mặt bằng phải được bàn giao trước ngày 01/9/2016 nhưng đến tháng 8/2017 nhà thầu mới nhận được 99% mặt bằng, chậm 11 tháng) dẫn đến việc chậm tiến độ so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của đơn vị cũng như sự quan tâm của Bộ GTVT, nhà đầu tư, Ban quản lý…, các phần của gói thầu mà đơn vị này triển khai cơ bản đã hoàn thành. Trong đó, khối lượng phần cầu đã hoàn thành 100% kết cấu hạ bộ; 60/60 nhịp dầm bản đặc; 2/4 khung T đúc hẫng, đang đúc K2 khung T thứ 3.

HÌNH 2- tập trung máy móc thiết bị để hoàn thành t
 


Các khối lượng còn lại của phần cầu như dầm hộp đúc hẫng, kết cấu phụ trợ thì Công ty đang hoàn thiện dần và sẽ đáp ứng được thời gian hoàn thành theo hợp đồng. Hiện tại, nhà thầu đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công phần đường. Tuy nhiên, phạm vi phần đường nhà thầu được nhận bàn giao mặt bằng chậm theo thiết kế do phải xử lý đất yếu bằng PVD kết hợp gia tải 7 - 8 tháng nên thời gian hoàn thành đối với phần đường sẽ kéo dài hơn so với hợp đồng. Nhà thầu cũng đang tiến hành thực hiện các công tác gia hạn hợp đồng với chủ đầu tư. Với nhiều kinh nghiệm trong công tác thi công, đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật, phía đơn vị luôn chú trọng công tác đảm bảo an toàn cho mỗi CB, CNV cũng như đảm bảo chất lượng trong từng sản phẩm.

Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành được khởi công vào tháng 7/2014 với chiều dài 57,7km, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án là 31.320 tỷ đồng (tương đương 1.607 triệu USD). Trong đó, nguồn vốn vay ADB là 635,7 triệu USD, còn lại là vốn vay Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 634,8 triệu USD và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Trước những khó khăn đó, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cũng đã chỉ đạo ban quản lý, nhà thầu và tư vấn dồn sức cho mùa khô làm sao lên được mặt đá và bê tông nhựa, chậm nhất quý III/2018 sẽ thông xe kỹ thuật đoạn phía Tây. Đối với công tác đảm bảo ATGT trên tuyến QL1A, QL50, đường Nguyễn Văn Tạo, huyện Nhà Bè, VEC yêu cầu nhà thầu thi công phải triển khai lắp đặt biển cảnh báo, bố trí người hướng dẫn. Các tuyến đường địa phương cũng thường xuyên được đảm bảo môi trường, các hoạt động trên công trường thường xuyên được nhắc nhở, kiểm tra. Đặc biệt, hai gói thầu J1 và J3 thi công trên cao trong điều kiện sông nước nên nhà thầu phải đào tạo công nhân trước khi vào làm việc

Ý kiến của bạn

Bình luận