Cảng An Giang đưa công nghệ vào khai thác hàng container

Tác giả: Văn Quyết

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 27/09/2017 09:33

Việc đưa công nghệ vào khai thác hàng container và hàng tổng hợp đa năng kết hợp với đội ngũ nhân sự tinh gọn giúp cảng An Giang từng bước đáp ứng và chiếm lĩnh nhu cầu thị trường.

 

 

h1
Việc Công ty Cổ phần Cảng An Giang đưa công nghệ vào khai thác hàng container và hàng tổng hợp đa năng kết hợp với đội ngũ nhân sự tinh gọn đã từng bước đáp ứng và chiếm lĩnh nhu cầu thị trường

 

Năm 2011, Công ty Cổ phần Cảng An Giang chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, áp lực cạnh tranh với nhiều hệ thống cảng trong khu vực. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong công tác quản trị doanh nghiệp, tinh gọn bộ máy nhân sự và việc áp dụng công nghệ phù hợp giúp đơn vị không ngừng phát triển, xây dựng được uy tín và thương hiệu. Giai đoạn 2011 - 2015, sản lượng bốc dỡ hàng hóa của Công ty không ngừng tăng lên, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu qua các năm đạt 14,4%, lợi nhuận trước thuế đạt trung bình hàng năm 12,6% trên vốn điều lệ, thu nhập bình quân của người lao động tăng theo, đời sống ổn định.

h3
Ông Trần Văn Cam Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cảng An Giang

Ông Trần Văn Cam - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cảng An Giang cho biết: “Từ khi chuyển sang mô hình mới, chúng tôi đã chủ động nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp. Cơ cấu bộ máy nhân sự điều hành từng bước tiếp cận khoa học công nghệ, chất lượng dịch vụ thay đổi nhận thức theo hướng tích cực, giúp tăng hiệu quả công việc. Công ty không ngừng phát triển chất lượng dịch vụ, giá trị thương hiệu được nâng tầm trên thương trường, được khách hàng đánh giá cao. Công nghệ được áp dụng trong khai thác hàng container và hàng tổng hợp đa năng, trong đó trên bến sử dụng cần trục bánh hơi hoặc cầu bờ lắp khung chạy trên ray sức nâng 40 - 50 tấn, vận chuyển từ bến vào kho, bãi sử dụng ô tô vận tải, đầu kéo rơ-mooc 20 - 40 feet. Tại bãi, đối với hàng container sử dụng xe nâng RSD 25 tấn, xe nâng Fook Lift chất xếp 4 - 5 tầng. Với hàng tổng hợp sử dụng cẩu bãi 25 tấn và xe nâng diesel 5 - 10 tấn, vận chuyển container và hàng hóa khu vực bãi sử dụng ô tô 10 - 40 tấn và xe chuyên dùng loại 20 feet, 40 feet, đáp ứng yêu cầu trong việc xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng”.

Ngoài ra, Công ty cũng đã đầu tư 3 bến phao tiếp nhận dưới sông Hậu, được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam công bố thông tin, có khả năng tiếp nhận tàu từ 10.000 - 15.000 tấn neo buộc, xếp dỡ hàng hóa. Khi Bộ GTVT đưa vào sử dụng luồng Quan Chánh Bố, ngày 15/3/2017 đơn vị đã tiếp nhận thành công tàu có tải trọng 14.181 DWT vào cảng xếp dỡ hàng.

“Lâu nay, với việc chỉ tiếp nhận tàu tối đa 5.000 tấn, cảng An Giang nói riêng, các cảng ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong khu vực. Phần lớn hàng hóa còn lại, đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu phải vận chuyển lên các cảng ở TP. Hồ Chí Minh làm phát sinh thêm nhiều chi phí khiến doanh nghiệp phải tính toán giá thu mua nguyên liệu thấp để bù lại, thiệt thòi vẫn thuộc về nông dân. Khi các tàu lớn có thể cập cảng Mỹ Thới, hàng hóa được xuất khẩu trực tiếp, giảm nhiều chi phí. Hơn nữa, khi đầu tư mở rộng cảng, các doanh nghiệp cũng yên tâm đến đầu tư trên địa bàn An Giang hơn do chi phí vận chuyển hàng hóa được tiết giảm”, ông Cam cho biết thêm

Hiện tại, quy mô cảng An Giang là 4,2ha, để đáp ứng được khai thác, phục vụ hàng container gạo và thủy sản trên địa bàn tỉnh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Công ty đã hoàn thành công tác báo cáo về dự án mở rộng cảng lên thượng lưu 4,1ha và UBND tỉnh cũng đã đồng ý cho đầu tư. Hiện đơn vị đang lên kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017 để tiến hành đầu tư hệ thống giao thông, bến cầu cảng theo từng hạng mục đã quy hoạch.

Theo quy hoạch giai đoạn 2015 - 2020, Công ty Cổ phần Cảng An Giang sẽ đầu tư xây dựng nối thêm 01 cầu tàu về phía thuợng lưu dài 160m, đảm bảo tiếp nhận 02 tàu có trọng tải 10.000 DWT cùng neo đậu, hoàn chỉnh toàn bộ kho bãi trên phạm vi khu đất mở rộng để nâng tổng công suất cảng lên 44,2 triệu tấn/năm, trong đó container khoảng 130.160 teus/năm và khu cảng hiện hữu khoảng 1.500.000 tấn/năm, khu cảng mở rộng khoảng 2.700.000 tấn/năm.

Năm 2017, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 7%, đây là những mục tiêu không dễ khi nhiều cảng trong khu vực cũng mở rộng hoạt động, cạnh tranh gay gắt với cảng An Giang. Kế hoạch mở rộng cảng không những giúp Công ty đạt những mục tiêu lớn hơn cho giai đoạn 2016 - 2020 mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh

Ý kiến của bạn

Bình luận