Cần phải xây dựng mô hình phát triển các hoạt động kinh tế gắn kết với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn trên các vùng biển và hải đảo của tổ quốc

20/10/2014 10:37

TS. VŨ TRỤ PHI Đại học Hàng hải Việt Nam Người phản biện: TS. NGUYỄN HỮU HÙNG TS. ĐẶNG CÔNG XƯỞNG


Tóm tắt: Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển kinh tế hướng ra Biển Đông, khai thác tiềm năng to lớn từ biển để phục vụ phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, cho đến nay các hoạt động trên biển hoặc liên quan đến biển vẫn còn rời rạc, chưa được tổ chức một cách chặt chẽ, hợp lý vì vậy chưa phát huy hết thế mạnh của các vùng ven biển, biển và hải đảo, chưa phát huy được hiệu quả cao của các nguồn lực đã đầu tư cho hoạt động trên biển. Đưa ra mô hình tổ chức các hoạt động trên các vùng biển và hải đảo sao cho kết hợp chặt chẽ giữa mục đích kinh tế với mục đích quốc phòng an ninh trên các vùng biển và hải đảo là nội dung cơ bản của bài báo này.

Abstract: Our Party and Government have been carrying the strategy that exploits potentials from the Eastern Sea for developing the economy and for the national defence. However, up to now, the activities related to the objectives are still scattered, they have not been well organized so they weakly mobilized the potential strength of the sea and island regions and have not raised the effectiveness of the resources invested in activities at sea. The analysis to propose the models for organizing activities at sea that can cooperate the economical objectives with objectives of national defence, order and security on our sea and island regions is the key content of this article.

Có thể nói đất nước ta đang ở vào thời kỳ khó khăn, nền kinh tế chưa đạt được các mục tiêu mong muốn, ảnh hưởng xấu từ khủng hoảng kinh tế và những bất ổn chính trị thế giới kìm hãm đà tăng trưởng. Tuy nhiên, đó chưa phải là khó khăn đáng kể, nguy cơ giặc ngoại xâm đe dọa bờ cõi đang làm cho nhân dân cả nước sôi sục đấu tranh. Công cuộc gìn giữ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc một lần nữa lại đặt dân tộc ta vào hoàn cảnh thử thách mới. Lần thử thách này đến từ biển khơi, nơi mà thế và lực của một quốc gia nhỏ bé như nước ta khó có thể so sánh với sức mạnh của kẻ địch là một cường quốc. Dân tộc ta chưa bao giờ chủ quan đối với âm mưu xâm lược của các thế lực đen tối từ ngoại bang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã có chiến lược phòng thủ bảo vệ đất nước một cách toàn diện. Về phía biển, trong các Nghị quyết của các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng đều đề cập đến Đường lối phát triển kinh tế, quốc phòng trên biển. Quyết liệt, cụ thể, toàn diện nhất là Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 10 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó đề ra những định hướng chiến lược đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển [1]. Tính đến nay, Đường lối Chiến lược đó đã triển khai thực hiện được trên 7 năm, các địa phương có biển đều đã và đang nỗ lực thực hiện Chủ trương của Đảng.

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 10/2014

Bia 1 T10_2014

Ý kiến của bạn

Bình luận