Các quốc gia sử dụng đồng tiền chung Euro cùng “chia sẻ rủi ro”

Doanh nghiệp 29/01/2015 10:53

Thống đốc ngân hàng Anh Quốc Mark Carney vừa đưa ra cảnh bảo về nguy cơ về việc tình hình cơ cấu tổ chức hiện nay sẽ đặt toàn Liên minh Châu Âu vào vị thế “bất lợi”.


Thống đốc ngân hàng Anh Quốc Mark Carney

Thống đốc ngân hàng Anh Quốc Mark Carney

Sử dụng chung tiền nhưng khác cơ chế

Ông Carney cho biết việc các quốc gia cùng chia sẻ một đồng tiền chung cũng phải đồng nghĩa với việc thống nhất về các quyết định về thuế và chi tiêu, nếu không, đồng tiền chung sẽ không mang lại nhiều tác dụng.

“Chia sẻ rủi ro tài chính chính là giải pháp quyết định nhằm đối phó với những nguy cơ đang tồn tại trong thời điểm hiện tại và tương lai” ông cho biết tại một cuộc họp ở Dulblin, Ireland.

Hiện tại, các quốc gia trong Liên minh đang cùng dùng chung đồng Euro. Tuy nhiên, những quyết định về mặt chi tiêu lại do từng quốc gia tự  quyết”

Ông Carney cũng cho biết “không phải ngẫu nhiên” mà các liên minh đồng tiền chung hoạt động hiệu quả  thường có cơ quan tài chính tập quyền.

“ Liên minh tiền tệ Châu Âu sẽ không thực sự hoàn chỉnh nếu không xây dựng một cơ chế quyền hành tài chính chia sẻ chung”.

Hệ thống hiện tại của khu vực Eurozone đã giúp cho Liên minh trở nên khác biệt khi so sánh với chính quyền Liên bang như Mỹ, Canada và Đức. các nước có chính quyền liên bang thường có khả năng chuyển đổi các nguồn lực tài chính quan trọng tới các bang trong lúc gặp khó khăn.

“Nếu không có sự  chia sẻ rủi ro, khu vực đồng tiền chung Eurozone sẽ tự đặt mình vào vị trí bất ổn”- Ông Carney cho biết thêm.

Cần có một kế hoạch thống nhất toàn diện để thoát nợ

Có nhiều ý kiến cho rằng liên minh tiền tệ không thể hoạt động khi thiếu vắng sự hiện diện của liên minh tài chính – hoặc năng lực và thiện chí của các nước có nguồn tài chính mạnh để có thể hỗ trợ các nước có khối nợ lớn phát triển. Vì thế, Đức có thể cần phải làm nhiều hơn để giúp đỡ các nước như Ý, Tây Ban Nha và Pháp

Lập luận của ông Carney hầu như đã được nhiều nhà phân tích đưa ra từ trước. Ngay từ lúc khối Eurozone được thành lập, các chuyên gia đã cho rằn,  liên minh tiền tệ không thể tồn tại lâu dài nếu không có các liên minh tài chính và chính trị hoặc khả năng chuyển nhượng quyền hạn đánh thuế và chi tiêu từ các quốc gia tới một cơ quan trung tâm toàn khối liên minh.

Sự  can thiệp cấp liên minh đã tới vào một thời điểm mang tính quyết định, ngay sau khi Ngân hành trung ương Châu Âu tung ra 1 tỷ Euro mua lại nợ của của cả khối tư nhân lẫn công nợ. Ngoài ra, các quốc gia trong Liên minh, được dẫn dắt bởi Đức tiếp tục quá trình hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp.

Bài phát biểu của ông Carney được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết sẽ “bơm” ít nhất là 1tỷ Euro vào các  nền kinh tế đang gặp khó khăn trong khu vực , trong một nỗ lực nhằm khuyến khích chi tiêu.

Ông Carney cho biết hành động của Ngân hành trung ương Châu Âu đã “kịp thời và đáng được hoan nghênh”, nhưng cảnh báo rằng ” một mình Ngân hành trung ương không thể làm giảm nguy cơ của sự xuất hiện tình trạng trì trệ kéo dài”.

“Châu Âu cần có một kế hoạch thống nhất toàn diện để giữ vững hi vọng, xây dựng sự tự tin và thoát khỏi nợ nần. Hiện kế hoạch đó đã bắt đầu nhưng nó sẽ không kết thúc chỉ với với sự táo bạo về chính sách tiền tệ của Ngân hành trung ương”  ông nói thêm.

Ông cũng thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo Châu Âu đã không lường trước được hiện liên minh tài chính là một phần của liên minh tiền tệ.

 Hà Vũ (theo BBC)

Ý kiến của bạn

Bình luận