Bộ GTVT với Nghị quyết TW 8 về đổi mới giáo dục

Tác giả: Trần Bảo Ngọc

saosaosaosaosao
17/01/2014 10:59

Trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà nước, sự ổn định về chính trị cùng với những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội.


           Sự chăm lo của các đoàn thể, tổ chức xã hội, các cá nhân cho sự nghiệp giáo dục, truyền thống hiếu học của dân tộc và sự nỗ lực, ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, sự nghiệp giáo dục của nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng.

      Tuy nhiên, nước ta cũng đang đứng trước yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, đòi hỏi phải xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới. Vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là yêu cầu cấp thiết để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và tạo tiền đề vững chắc cho phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

            Trong bối cảnh đó, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Trung ương 8).

            Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 8 đối với sự phát triển nguồn nhân lực của cả nước nói chung và đối với ngành GTVT nói riêng, chỉ chưa đầy nửa tháng sau khi có Nghị quyết Trung ương 8, ngày 18/11/2013, Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Chương trình hành động số 302-CTr/BCSĐ).

Mục đích của Chương trình hành động số 302-CTr/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải nhằm quỏn triệt, thực hiện quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đó đề ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW đối với ngành Giao thông vận tải. Chương trình hành động cũng đặt ra các yêu cầu đối với các hệ đao tạo ngành GTVT; cụ thể là:

- Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp. Hỡnh thành hệ thống giỏo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và trỡnh độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ đối với ngành Giao thông vận tải, góp phần cung cấp nhân lực cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

- Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trỡnh độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Củng cố các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc, cơ cấu ngành nghề và trỡnh độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực ngành Giao thông vận tải.

- Đối với các nội dung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng do Bộ Giao thụng vận tải thực hiện quản lý nhà nước (đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, điều khiển phương tiện thủy nội địa, huấn luyện thuyền viên…), bảo đảm cơ hội cho mọi người, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách được học tập nâng cao kiến thức, trỡnh độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống.

Chương trình hành động số 302-CTr/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải đã đề ra 9 nhiệm vụ nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8, bao gồm:

1. Tăng cường sự lónh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo trong ngành Giao thông vận tải.

2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học.

3. Đổi mới căn bản hỡnh thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan.

4. Thực hiện các nhiệm vụ góp phần hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xó hội học tập.

5. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xó hội của cỏc cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng.

6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

7. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xó hội; nõng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo

8. Nõng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý

9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo.

Kèm theo các nhiệm vụ nêu trên, Chương trình hành động số 302-CTr/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải cũng đề ra các giải pháp hết sức cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả từng nhiệm cụ của Chương trình.

Căn cứ nhiệm vụ và giải pháp nêu ra trong Chương trình, các quan, đơn vị trong ngành chủ động triển khai Chương trỡnh hành động phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị mỡnh; Trong đó, đặc biệt quan tâm thực hiện:

- Phối hợp với các cấp ủy đảng tổ chức việc học tập, quán triệt tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động thực hiện Nghị quyết, Chương trỡnh hành động của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xó hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế tại cơ quan, đơn vị.

- Căn cứ Chương trỡnh hành động của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện phù hợp với tỡnh hỡnh thực tế tại cơ quan, đơn vị mỡnh trước ngày 15/12/2013 và tổ chức triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị.

Riêng đối với các trường, học viện thuộc Bộ Giao thông vận tải, ngoài việc triển khai những công việc nêu trên, căn cứ các quy hoạch, chiến lược phát triển của ngành GTVT và tình hình thực tế tại đơn vị, các trường, học viện xây dựng Chiến lược phát triển của trường, học viện đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; theo đó, cập nhật các quan điểm, mục tiêu, giải pháp chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 8, phù hợp với Chương trình hành động số 302-CTr/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải. Các đề án chiến lược phát triển của các trường, học viện phảI được hoàn thiện trước ngày 31/01/2014 và trình cấp trên trực tiếp quản lý phê duyệt.

 Để chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Chương trình hành động số 302-CTr/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải, ngày 12/12/2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 4093/QĐ-BGTVT về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 302-CTr/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thông vận tải. Ban Chỉ đạo do 01 Thứ trưởng là Trưởng Ban Chỉ đạo, Lónh đạo Vụ Tổ chức cán bộ là Phó trưởng Ban, các Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện Lónh đạo các Cơ quan, đơn vị liên quan.

Ngay sau khi được quyết định thành lập, ngày 27/12/2013, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 302-CTr/BCSĐ của Ban Cán sự Đảng Bộ Giao thụng vận tải đã họp phiên toàn thể đầu tiên nhằm thống nhất hành động và đề ra phương hướng, kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể của Ban trong năm 2014 và những năm tiếp theo.

            Với sự khẩn trương, quyết liệt chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GTVT và sự thực hiện đồng bộ, quyết tâm của các cấp ủy Đảng, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, Ngành GTVT sẽ thực hiện thắng lới Nghị quyết Nghị quyết Trung ương 8, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế./.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận