Bộ GTVT triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi)

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 12/03/2021 11:15

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể GTVT vừa ký Quyết định số 321/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (gọi tắt là Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi).


xu_phat_1
Bộ GTVT triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi

Luật  Xử lý vi phạm hành chính(sửa đổi) số 67/2020/QH14 đã được Quốc hội Khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 13/11/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2022. Để tổ chức tốt việc triển khai thi hành Luật trong phạm vi quản lý, Bộ GTVT đã ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính của Bộ GTVT. 

Kế hoạch nhằm tổ chức tốt việc triển khai thi hành Luật trong phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải; tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người làm công tác xử lý vi phạm hành chính; Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT trong việc hoàn thiện thể chế, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo đảm thống nhất, đồng bộ, kịp thời.

Theo đó, nội dung của kế hoạch gồm tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật; Rà soát, xây dựng, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính; Kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 

Toàn văn Quyết định xem tại đây.

Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi) bổ sung nhiều điểm mới đáng chú ý

Ngày 13/11/2020, tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Trong đó, đáng chú ý là quy định tăng mức phạt tiền tối đa của nhiều lĩnh vực: giao thông đường bộ; phòng, chống tệ nạn xã hội (tăng từ 40 triệu đồng lên 75 triệu đồng); cơ yếu, giáo dục, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia (từ 50 triệu đồng lên 75 triệu đồng); điện lực (từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng); bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng); báo chí (từ 100 triệu đồng lên 250 triệu đồng); kinh doanh bất động sản (từ 150 triệu đồng lên 500 triệu đồng)...

Bên cạnh đó, Luật sửa đổi còn quy định cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức được giao quản lý phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, phòng, chống ma túy, phòng, chống tác hại của rượu, bia và lĩnh vực khác do Chính phủ quy định sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Việc quản lý, sử dụng và quy định danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện sau đây: tôn trọng quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, bí mật đời tư của công dân, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức; tuân thủ đúng quy trình, quy tắc về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phải được ghi nhận bằng văn bản và chỉ được sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.

Toàn văn Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính số 67/2020/QH14 xem tại đây.

Ý kiến của bạn

Bình luận