Ảnh hưởng của tải trọng lặp đến độ thấm clorua và độ chống thấm nước của bê tông tính năng cao

Diễn đàn khoa học 23/12/2020 13:35

Trong thực tế, các công trình đang khai thác như cầu, cảng... thường xuyên phải chịu tải trọng giao thông với nhiều mức ứng suất và số lần lặp khác nhau. Đối với các KCBT ở môi trường biển chúng còn phải chịu thêm sự xâm nhập của các chất có hại như các ion clorua. Dưới tác dụng của tải trọng giao thông có thể làm cho KCBT phát sinh các vết nứt và có thể làm thay đổi đáng kể các tính chất về thấm và vi cấu trúc của bê tông. Việc xem xét bê tông chịu ảnh hưởng của các chu kì tải trọng lặp ở các mức ứng suất khác nhau và điều kiện xâm thực của môi trường sẽ tiếp cận gần với điệu kiện thực tế của các công trình đang khai thác.

 Tác giả: TS. HỒ VĂN QUÂN
               Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng
               TS. NGUYỄN VĂN TƯƠI
               Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V

 

Image729511
Độ rỗng của các loại bê tông HPC

Bài báo trình bày ảnh hưởng của tải trọng lặp đến độ thấm clorua và độ chống thấm nước của bê tông tính năng cao (HPC). Ba loại bê tông tính năng cao gồm bê tông xi măng poóc-lăng (OPC), bê tông chứa 35% xỉ lò cao HPC1, bê tông chứa 35% xỉ lò cao và 20% tro bay (HPC2) có cùng tỉ lệ nước - chất kết dính là 0,30. Các mẫu bê tông được bảo dưỡng ẩm đến 28 ngày, sau đó chịu tác dụng của 1, 3 và 5 chu kỳ tải trọng nén lặp ở các mức 55%, 70% và 85% cường độ nén cuối cùng ở 28 ngày (R28) trước khi thí nghiệm thấm clorua và chống thấm nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ thấm clorua của các bê tông tăng tỉ lệ thuận với độ lớn của ứng suất nén và số chu kì lặp, tuy nhiên độ chống thấm nước của các loại bê tông bị ảnh hưởng không đáng kể. Việc sử dụng các phụ gia khoáng, đặc biệt là kết hợp 35% xỉ lò cao và 20% tro bay (HPC2) làm giảm đáng kể độ thấm clorua khi chịu tác dụng của các chu kì tải trọng nén lặp.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận