Xử phạt 2.481 xe vi phạm tải trọng trong tháng 7

Tác giả: Trần Kim

saosaosaosaosao
An toàn giao thông 05/08/2017 06:38

Tổng cục ĐBVN cho biết, trong tháng 7, các Trạm KTTTX lưu động, cố định và Thanh tra các Sở GTVT, Công chức Thanh tra các Cục QLĐB sử dụng cân xách tay đã tiến hành kiểm tra 22.719 xe, trong đó có 2.481 xe vi phạm, tước 939 GPLX, xử phạt 30,6 tỷ đồng.

IMG_3040
Xử phạt 2.481 xe vi phạm tải trọng trong tháng 7/2017

Cũng theo Tổng cục ĐBVN, từ khi kết thúc Kế hoạch 12593, đã có hàng loạt Trạm KTTTX lưu động tạm dừng hoạt động, hiện nay các địa phương đã dần dần củng cố lại lực lượng, đưa Trạm KTTTX lưu động hoạt động trở lại, tuy nhiên đến nay trên cả nước vẫn còn 9 Trạm KTTTX lưu động chưa đưa vào hoạt động: Sơn La, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà Mau nên tình trạng xe chở hàng quá tải có hiện tượng tái diễn. Mặt khác, do lực lượng TTGT còn mỏng, các Trạm KTTTX lưu động của các địa phương chỉ hoạt động trên đường địa phương và quốc lộ ủy thác; đồng thời một số địa phương vào cuộc chưa mạnh mẽ nên tình trạng xe chở hàng quá tải có hiện tượng tái diễn, lưu thông trên các quốc lộ, vẫn còn tình trạng xe chở hàng quá tải đường dài lưu thông trên QL1, tình trạng xe sang tải, dồn tải xung quanh khu vực các Cảng, chở hàng siêu trường, siêu trọng không có Giấy phép lưu hành xe...

Qua theo dõi, kiểm tra trực tiếp của Lãnh đạo Tổng cục ĐBVN và của các Cục QLĐB, phản ánh của các cơ quan thông tin, báo chí và của người dân về đường dây nóng của Tổng cục ĐBVN, vẫn còn tình trạng xe cơi nới kích thước thành thùng, chở hàng quá tải, lưu thông trên địa bàn một số địa phương, gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, mất ATGT, ô nhiễm môi trường: Xe chở hàng vượt quá tải trọng lưu thông đường dài từ Nghệ An, Thanh Hóa ra Bắc Giang, Lạng Sơn. Xe chở đất nguyên liệu quá tải, lưu thông trên các tuyến đường xung quanh nhà máy gạch TTC, Khu công nghiệp Phúc Yên, Vĩnh Phúc để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy.

Tình trạng đoàn xe “HOWO”, có kích thước thùng hàng vượt quá quy định, chở than, cát, đá quá tải lưu thông trên các tuyến đê sông Hồng, địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xe chở vật liệu xây dựng, khoáng sản quá tải lưu thông trên tuyến ĐT.16, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các xe có kích thước thùng hàng vượt quá quy định, chở đất quá tải phục vụ các Dự án xây dựng, lưu thông trên các tuyến đường Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Xe có kích thước thùng hàng vượt quá quy định, chở đá quá tải lưu thông trên đường Hồ Chí Minh từ Hòa Bình về Hà Nội, lưu thông trên QL.1 từ Hà Nam về Hà Nội, lưu thông trên QL.1K, địa phận tỉnh Bình Dương. Xe ben chở vật tư, vật liệu xây dựng quá tải, lưu thông trên QL.51 địa phận tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu.

Một số chủ xe, chủ doanh nghiệp sử dụng sà lan để đưa hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn ra khỏi các Cảng, sau đó vận chuyển trên đường bộ, không có Giấy phép lưu hành xe, dẫn đến biến động giá cước vận tải, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, chủ yếu là các Cảng tại Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

 Tổng cục ĐBVN tiếp tục đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng Công an, Thanh tra giao thông, ngoài việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về việc tăng cường công tác KSTT phương tiện giao thông. Các địa phương chưa đưa Trạm KTTTX lưu động vào hoạt động, đặc biệt là các địa phương có các quốc lộ huyết mạch đi qua như Sơn La, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng khẩn trương sắp xếp, bố trí lại lực lượng, đưa Trạm KTTTX lưu động vào hoạt động trở lại.

Thanh tra các Sở GTVT, Công chức Thanh tra các Cục QLĐB tăng cường kiểm tra tại các cơ sở đầu nguồn hàng như các cảng, nhà máy, xí nghiệp lớn trong các Khu Công nghiệp, các mỏ đá, vật liệu xây dựng, đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm tra tại những tuyến đường có nhiều xe quá tải lưu thông. Phối hợp với các Cảng kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp không có Giấy phép lưu hành xe, sử dụng sà lan để đưa hàng siêu trường, siêu trọng ra khỏi Cảng, sang tải, dồn tải, lưu thông trên đường bộ, đặc biệt là các Cảng tại TP. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

Ý kiến của bạn

Bình luận