Xác định ảnh hưởng của nhiên liệu diesel sinh học B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng, môi trường của động cơ diesel B2 trên bệ thử AVL-ETC

Khoa học - Công nghệ 24/07/2014 10:58

ThS. PHAN ĐẮN YẾN TS. NGUYỄN TRUNG KIÊN PSG. TS. NGUYỄN HOÀNG VŨ Học viện Kỹ thuật Quân sự Người phản biện: PGS. TS. ĐÀO TRỌNG THẮNG TS. LƯƠNG ĐÌNH THI


Tóm tắt: Để đánh giá ảnh hưởng của hỗn hợp biodiesel B10, B20 tới các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng, môi trường của động cơ có thể sử dụng các phần mềm mô phỏng chuyên dụng. Tuy nhiên, mô hình mô phỏng cần phải được kiểm chứng, hiệu chỉnh bằng các dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm. Ngoài ra, kết quả thực nghiệm cũng nhằm lượng hóa tác động của B10, B20 đến các chỉ tiêu công tác của đối tượng nghiên cứu. Bài báo trình bày kết quả thực nghiệm xác định ảnh hưởng của B10, B20 đến các chỉ tiêu công tác của động cơ diesel B2 trên bệ thử động cơ hạng nặng AVL-ETC tại Trung tâm Quốc gia Thử nghiệm khí thải Phương tiện cơ giới đường bộ (NETC)/Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Từ khóa: Biodiesel B10, Biodiesel B20, thử nghiệm động cơ.

Abstract: This paper presents the test results to determine the effect of biodiesel blends B10, B20 to Performance Parameters of B2 Diesel Engine on AVL-ETC Testbed dfdfd.

Keywords: Biodiesel B10, Biodiesel B20, engine tests.

Động cơ B2 là động cơ diesel 4 kỳ, không tăng áp, 12 xi lanh, bố trí hình chữ V, phun nhiên liệu trực tiếp, dùng bơm cao áp kiểu dãy và vòi phun kín tiêu chuẩn. Theo thiết kế, động cơ B2 có công suất định mức là 520ml (382 kW) tại số vòng quay n=2000 vg/ph; mô men xoắn lớn nhất là 2200N.m tại n=1200 vg/ph. Đặc tính ngoài của động cơ B2 được trình bày trên Hình 1 [11].

Các chỉ tiêu kinh tế, năng lượng, môi trường của động cơ là những thông số cơ bản nhất để đánh giá mức độ hoàn thiện của động cơ cũng như tác động của việc sử dụng các loại nhiên liệu thay thế. Các chỉ tiêu này có thể xác định thông qua tính toán lý thuyết [10] hoặc thực nghiệm.Việc sử dụng phần mềm mô phỏng có ưu điểm là tiết kiệm được kinh phí, thời gian nghiên cứu nhưng kết quả tính toán cần được đánh giá, kiểm chứng bằng thực nghiệm, nhất là khi đối tượng nghiên cứu là động cơ đang sử dụng (tình trạng kỹ thuật đã suy giảm so với thiết kế ban đầu).

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của hỗn hợp biodiesel B10, B20 đến các chỉ tiêu kinh tế (suất tiêu hao nhiên liệu có ích, ge), năng lượng (mô men xoắn có ích, M¬e; công suất có ích, Ne), môi trường (mức phát thải NOx; độ khói, k) của động cơ B2 tại Phòng thử động cơ hạng nặng AVL-ETC (HeavyDuty Engine TestCell) của Trung tâm Quốc gia Thử nghiệm khí thải Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC) thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, với hệ thống trang thiết bị, công nghệ tiên tiến của hãng AVL List GmbH (Áo).
Tác động của biodiesel B10 và B20 được đánh giá trên cơ sở so sánh đối chứng với các thông số công tác của cùng đối tượng nghiên cứu, cùng chế độ vận hành khi sử dụng nhiên liệu diesel truyền thống (B0).

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 7/2014

Bia web

Ý kiến của bạn

Bình luận