Viễn cảnh gì đang chờ đợi thị trường dầu mỏ?

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 02/06/2018 10:32

Đây là câu hỏi được nhiều trang báo tại Trung Đông đặt ra trong những ngày qua trước những diễn biến được cho đầy bấp bênh đang diễn ra với giá dầu.

 

oil-market-in-the-grip-of-arab-princes_311658338_f
Ảnh minh họa.

Những ngày qua, giá dầu Brent đã giảm đã giảm hơn 5 USD về mức 75 USD/thùng. Sự biến động về giá dầu diễn ra sau khi có những nguồn tin cho hay Saudi Arabia và Nga đang tính tới khả năng tăng sản lượng, nhằm bù đắp lượng dầu thị trường có thể bị mất đi do lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào Iran. Đà sụt giảm của giá dầu được cho là đang chứa đựng những nguy cơ không thể xem thường.

Bùng phát trong nội bộ những nước xuất khẩu dầu

Báo Daily Star của Lebanon nhìn nhận, giá dầu sụt giảm liên tiếp và kéo dài bởi thị trường đang chứng kiến những căng thẳng có thể bùng phát trong nội bộ những nước xuất khẩu dầu. Saudi Arabia và Nga tuyên bố sẽ tăng sản lượng sau một thời gian kiềm chế nhằm thúc đẩy giá dầu. Song 22 nước còn lại, vốn cùng tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng với Saudi Arabia và Nga lại không muốn điều này.

Trước đây, giá dầu có lúc đã tụt xuống 30 USD/thùng trước sức cạnh tranh của dầu khí đá phiến. Vì quá khó khăn, các nước xuất khẩu dầu truyền thống cả trong và ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) mới liên kết lại với nhau, cắt giảm sản lượng. Nhưng nay nếu các nước này bất đồng cũng có nghĩa chìa khóa để các nước xuất khẩu dầu truyền thống có thể kiểm soát giá dầu cũng tiêu tan.

Câu hỏi đặt ra là tại sao khi giá dầu tăng lên 80 USD/thùng, Saudi Arabia và Nga lại mong muốn cắt giảm sản lượng? Theo Thời báo Khaleej (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất), dầu khí đá phiến hiện đã thấp hơn giá dầu Brent 9 USD/thùng. Nếu để giá dầu cứ tiếp tục tăng cao, nguy cơ các nước xuất khẩu dầu truyền thống bị cướp mất thị phần là rõ ràng. Kim ngạch xuất khẩu dầu khí đã phiến hiện đã đạt mức kỷ lục 2,6 triệu thùng/ngày.

Với Saudi Arabia, quốc gia đầu tầu của OPEC, nước này còn có một lý do riêng để mong muốn tăng sản lượng trong lúc này.

Saudi Arabia luôn xem là Iran là đối thủ hàng đầu trong khu vực. Nước này cho rằng nếu để giá dầu tăng cao, vô hình trung nó sẽ khiến các lệnh cấm vận của Mỹ lên Iran không còn mấy tác dụng bởi sản lượng của Tehran có thể bị chặn bớt, nhưng giá trị thu về sẽ không mấy sụt giảm. Chưa nói chuyện, giá dầu nếu tăng quá cao, nhiều nước có thể sẵn sàng "đi đêm" với Iran nếu Tehran bán dầu với giá rẻ hơn.

Vậy còn các nước xuất khẩu dầu còn lại, vì sao lại không muốn tăng sản lượng như Saudi Arabia và Nga? Trước kêu gọi cắt giảm sản lượng thì dễ nhưng nay nếu quyết tăng sản lượng, các nước xuất khẩu dầu lại không thể thống nhất ai sẽ tăng nhiều, tăng ít, tăng bao nhiêu cho vừa bởi mỗi quốc gia lại có một tính toán riêng.

Những ảnh hưởng nào tới thị trường năng lượng toàn cầu?

Hiện có rất nhiều công ty khai thác dầu quốc tế đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nếu thỏa thuận hạt nhân với Iran bị thay đổi. Ví dụ ông lớn về khai thác dầu Total của Pháp, cùng với CNPC của Trung Quốc đã ký một hợp đồng 20 năm trị giá 5 tỷ USD để khai thác khí đốt ngoài khơi của Iran.

Royal Dutch Shell của Anh và Hà Lan cũng đã có hợp đồng để tiếp cận 3 mỏ dầu và khí đốt lớn nhất của Iran. SKE&C của Hàn Quốc cũng ký thỏa thuận 1,8 tỷ USD với Iran để nâng cấp nhà máy lọc dầu phía Tây Nam của nước này. Tất cả các hợp đồng đều đã được ký và chỉ chờ thời điểm tốt để giúp Iran đẩy mạnh việc khai thác dầu ra thị trường.

Việc Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân và sẽ áp dụng lại lệnh cấm vận lên dầu mỏ của Iran là kịch bản không mong muốn của các tập đoàn khai thác dầu đã bước chân vào Iran và các nước tham gia ký thỏa thuận cùng Mỹ.

Một phần đầu ra dầu mỏ của Iran bị bóp nghẹt có thể đẩy giá dầu thế giới tăng cao, hoạt động của các tập đoàn đầu tư vào Iran bị ảnh hưởng và đặc biệt tác động trực tiếp lên kinh tế Iran.

Ý kiến của bạn

Bình luận