Vận tải đường bộ - Xương sống trong phát triển vận tải

Tác giả: Khánh Hà

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 31/10/2019 06:52

Vận tải đường bộ có vị trí trọng yếu trong hệ thống GTVT quốc gia, đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh.

14

Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn sớm đưa vào khai thác sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh phía Bắc

 Kết nối đồng bộ

Những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có những bước phát triển mạnh, theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; chất lượng vận tải đường bộ ngày một nâng cao, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu GTVT đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ Tổ quốc. 

Theo thống kê của Bộ GTVT, hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài 570.448km, trong đó quốc lộ là 24.136km, đường cao tốc là 816km, đường tỉnh là 25.741km, đường huyện là 58.347km, đường đô thị là 26.953km, đường xã là 144.670km, đường thôn xóm là 181.188km và đường nội đồng là 108.597km. Hệ thống quốc lộ hình thành nên các tuyến hành lang Bắc - Nam, vùng duyên hải và cao nguyên, các tuyến đường Đông - Tây dọc theo miền Trung Việt Nam. Ở phía Bắc, các tuyến quốc lộ tạo thành hình mạng lưới nan quạt với tâm là Thủ đô Hà Nội. Ở phía Nam, các tuyến quốc lộ tạo nên hình lưới. Hệ thống quốc lộ hiện nay bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trò trục chính kết nối vận tải giữa các vùng miền, các trung tâm kinh tế, các cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu, các đầu mối giao thông quan trọng.

Tổng số đường cao tốc đã đưa vào khai thác là 816km, tăng trên 4,8 lần. Tại thời điểm này, Bộ GTVT đang tập trung hoàn thiện các thủ tục cần thiết để khởi công dự án cao tốc Bắc - Nam nhánh Đông mà mục tiêu đến năm 2020 có trên 2.000km đường cao tốc. Với vai trò là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng, giao thông luôn “đi trước mở đường” tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, vận tải phát triển, lưu thông hàng hóa giữa các vùng, miền đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng.

 Theo thống kê của Tổng cục ĐBVN, năm 2018 sản lượng vận tải hành khách đạt trên 4,4 tỷ lượt hành khách, tăng 11,9% so với năm 2017; sản lượng vận tải hàng hóa năm 2018 ước đạt trên 1,25 tỷ tấn, tăng 11,6% so với năm 2017. Tính đến hết tháng 9/2019, sản lượng vận tải cả nước đạt 1.244,52 triệu tấn hàng, tăng 8,8%; đạt 3.792,46 triệu lượt hành khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2018; khối lượng luân chuyển hàng hóa ước đạt 237,92 tỷ Tấn.km, luân chuyển hành khách ước đạt 177,21 tỷ HK.km; tăng 7,4% về luân chuyển hàng hóa và tăng 9,8% về luân chuyển hành khách so với cùng kỳ năm 2018. 

Nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường kết nối

Để nâng cao hiệu quả, tạo sự kết nối giữa đường bộ và các loại hình vận tải khác, Tổng cục ĐBVN sẽ chuẩn hóa hệ thống đường bộ đạt cấp kỹ thuật theo quy hoạch và đồng bộ cấp đường trong khu vực, phù hợp với các điều ước quốc tế đã ký kết, góp phần tăng cường hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển GTVT. Theo đó, sẽ tăng cường tính kết nối với các nước trong khu vực, kết nối giữa vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối các đầu mối vận tải, đầu mối kinh tế, các trung tâm logistics; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, huy động đầu tư xã hội hóa cũng như kêu gọi các nguồn vốn như ODA, FDI... để tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ kết nối theo đúng lộ trình và chuẩn hóa hệ thống quốc lộ.

Bên cạnh đó, xây dựng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng du lịch, tuyến cố định sau khi được Bộ GTVT phê duyệt; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy hoạch tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh theo định kỳ hàng năm nhằm tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách; tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tái cơ cấu vận tải; hình thành và đưa vào vận tải các tuyến vận tải mẫu nhằm mục tiêu giảm thị phần vận tải đường bộ và giảm chi phí vận tải; tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về kết nối Sàn Giao dịch vận tải hành khách, hàng hóa với phương thức vận tải khác làm cơ sở phát triển dịch vụ logistics cho phù hợp với lộ trình phát triển dịch vụ logistics Việt Nam tại Quyết định số 200/QĐ - TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ; nghiên cứu các giải pháp và cơ chế nhằm thúc đẩy hoạt động của Sàn Giao dịch vận tải hàng hóa, hạn chế xe chạy rỗng để tiết kiệm chi phí, đồng thời nghiên cứu hình thành sàn giao dịch chung cho các phương thức vận tải; tiếp tục nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nhân dân

Ý kiến của bạn

Bình luận