Ứng dụng mô hình dự báo bốn trước vào quy hoạch mạng lưới bãi đỗ taxi TP. Biên Hòa

Khoa học - Công nghệ 22/08/2014 10:16

KS. NGUYỄN HOÀNG LONG TS. CHU CÔNG MINH Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM Người phản biện: TS. VĂN HỒNG TẤN TS. TRẦN VŨ TỰ


Tóm tắt: Trong một quy trình quy hoạch giao thông, phân tích và dự báo nhu cầu đi lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Trong bài viết, các tác giả ứng dụng mô hình dự báo bốn bước nhằm dự báo và quy hoạch mạng lưới bãi đỗ taxi TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chi tiết bao gồm việc dự báo số lượng phương tiện, tính toán diện tích bến bãi, phạm vi hoạt động, đề xuất mạng lưới bãi đỗ hợp lý nhất, nhằm hướng đến quy hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới vận tải hành khách bằng xe taxi cho TP. Biên Hòa đến năm 2015 và năm 2020.

Từ khóa: Mô hình bốn bước, Dự báo nhu cầu, Quy hoạch bến bãi.

Abstract: Travel demand analysis and forecasting play a key rolein transportation planning process. In this article, authors applied the four-step model to forecast and plan a taxi parking network in Bien Hoa, Dong Nai. The detail study includesforecasting number of taxis, calculatingparking area, analyzing taxi operations, proposing a taxi parking network which is feasible and towards the construction planning and development of taxi network in Bien Hoa in 2015 and 2020.

Keywords: Four-step model, Demand forecasting, Parking planning.

Hiện nay, trên địa bàn TP. Biên Hòa có ba loại hình giao thông công cộng phổ biến: Vận tải hành khách công cộng xe buýt là nền tảng, xe taxi và loại dịch vụ không chính thức đó là xe ôm. Mặc dù ra đời muộn nhất khoảng năm 2005 nhưng đến nay đã có 7 doanh nghiệp kinh doanh taxi, trong đó 6 doanh nghiệp có trụ sở chính tại Đồng Nai, 01 chi nhánh của TP. Hồ Chí Minh với tổng số phương tiện là 731 xe/4.690 ghế.

Với sự phát triển nhanh về số lượng xe taxi tại khu vực đô thị đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không có định hướng, giải pháp quy hoạch cho tương lai, tình trạng tranh giành khách giữa các lái xe, sự lộn xộn trong trong đón, trả khách tại các khu vực trung tâm thương mại, nhà ga, bến tàu… Các bến đỗ xe tại các khu vực có mật độ dân cư cao còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng taxi đậu dưới lòng đường, trên vỉa hè không còn xa lạ đối với người dân ở Biên Hòa… đã ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan và trật tự đô thị.

Do đó, TP. Biên Hòa cần phải có một lộ trình phát triển hệ thống mạng lưới taxi trong từng giai đoạn: Số lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ, công cụ pháp lý, hệ thống hạ tầng bến bãi… để đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu đi lại và khả năng cung ứng dịch vụ, đồng thời là cơ sở, nền tảng góp phần xây dựng và phát triển hệ thống giao thông công cộng bền vững, gắn kết giao thông giữa các đô thị trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận đáp ứng các tiêu chí: Dễ dàng, tiện nghi, tiệt kiệm và nhanh chóng. Đó cũng chính là mục đích của nghiên cứu này.

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 8/2014

bia up bai

Ý kiến của bạn

Bình luận