Trường ĐH Hàng hải Việt Nam:Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Tác giả: Hoàng Ngân

saosaosaosaosao
04/12/2018 08:15

Giai đoạn hơn 10 năm qua (2007 - 2017) trong chương trình triển khai Chiến lược biển Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2012 đến nay, Nhà trường đã có những bước đi đột phá và đạt được nhiều kết quả quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành GTVT nói riêng và nền kinh tế hướng ra biển nói chung.

 

image001
 

Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (HHVN) đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo tiên phong trong cả nước và bước đầu tạo được những thành tựu mang tính đột phá trong các lĩnh vực hợp tác quốc tế, đào tạo theo nhu cầu xã hội, liên kết - liên doanh trong đào tạo, huấn luyện và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, tiến tới sản xuất đại trà các sản phẩm khoa học của Nhà trường. Với những nỗ lực to lớn của nhiều thế hệ thầy và trò, Trường Đại học HHVN đang thực sự đóng vai trò là trung tâm đào tạo nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chủ yếu cho nền kinh tế biển của đất nước. Các kỹ sư, chuyên gia do Nhà trường đào tạo hiện chiếm đến trên 80% lực lượng cán bộ kỹ thuật của các tập đoàn, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển nước ta.

Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động hợp tác, Nhà trường đã chủ động xây dựng các chương trình liên kết đào tạo (cấp độ thạc sỹ khoa học, tiến sỹ chuyên ngành, tiến sỹ khoa học) nhằm thu hút công nghệ, chương trình đào tạo tiên tiến, đồng thời đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học, giảng viên trình độ cao. Các đối tác liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường bao gồm trên 20 trường đại học, học viện lớn của thế giới.

Các chương trình liên kết đào tạo sau đại học tiêu biểu như: Phối hợp đào tạo tiến sỹ chuyên ngành, thạc sỹ khoa học và trao đổi thông tin nghiên cứu hàng hải, đóng tàu, công trình biển với Trường Đại học Hàng hải Tokyo (Nhật Bản), Trường Đại học Hải Dương Hàn Quốc, Trường Đại học Hàng hải Mokpo (Hàn Quốc), Đại học Hàng hải Đại Liên (Trung Quốc), Trường Đại học Kỹ thuật Delft (Hà Lan), Trường Đại học Liege (Bỉ), Trường Đại học Ghent (Bỉ), Học viện Hàng hải California (Hoa Kỳ)...; tổ chức thành công nhiều hội thảo, hội nghị khoa học - công nghệ mang tầm cỡ khu vực và quốc tế; tham gia nhiều chương trình phối hợp nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao ở trong nước và quốc tế.

Nhà trường đã mạnh dạn áp dụng và triển khai thành công một số mô hình đào tạo trên cơ sở hợp tác, liên kết với các nhà tuyển dụng lao động thông qua việc thành lập các công ty, trung tâm liên danh, liên kết: Công ty VINIC, Công ty Vận tải biển Thăng Long, Công ty Vận tải biển Đông Long, Công ty Vận tải biển và Xuất khẩu lao động (ISALCO), Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ thiết kế tàu thủy (VMSK)…

Để tăng cường hội nhập và từng bước xuất khẩu giáo dục, Nhà trường đã tăng cường tiếp nhận các lưu học sinh từ Hoa Kỳ, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Mozambique, Nigeria, Nam Phi, Angola… đến học tập, nghiên cứu. Nhà trường đã được công nhận trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải và Đánh cá châu Á (AMFUF) năm 2002, Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU) năm 2004, BIMCO năm 2017…

43201673_339188513294898_2451562406229311488_n (1)
 


Hiện nay, Nhà trường đang khẩn trương xây dựng lại toàn bộ các chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate) và đáp ứng các yêu cầu kiểm định quốc tế. Việc xây dựng các chương trình đào tạo theo CDIO có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan: Người dạy, người học, người sử dụng lao động, người quản lý đảm bảo tính thực tiễn, khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của các chương trình đào tạo. Đây thực sự là một phương pháp tiếp cận tiên tiến, khoa học, hướng đến việc hình thành đầy đủ các năng lực, phẩm chất của người học bên cạnh đào tạo kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh việc xác định các chuẩn đầu ra về chuyên môn, nghiệp vụ, Nhà trường đặc biệt chú trọng đến chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học. Từ năm 2013, Trường Đại học HHVN là một trong số ít trường đại học tại Việt Nam chỉ công nhận chuẩn đầu ra ngoại ngữ (Tiếng Anh TOEIC 450), tin học (Microsoft Office Specialist 700) do các tổ chức quốc tế có uy tín cấp.  

Hiện nay, Nhà trường có 989 cán bộ giảng dạy và quản lý, trong đó có: 02 giáo sư, 46 phó giáo sư, 131 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, 613 thạc sỹ khoa học và hơn 330 thuyền trưởng, máy trưởng hạng 1 cùng với hàng trăm sỹ quan quản lý, vận hành, thuyền viên lành nghề, rất nhiều cán bộ giáo viên là thuyền trưởng, máy trưởng đang chỉ huy và khai thác những con tàu siêu trường, siêu trọng của Nhật Bản, Hàn Quốc... với những kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã ngày càng được nâng cao về năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học, đáp ứng được yêu cầu hội nhập nhờ những quyết sách đột phá: Áp dụng chuẩn tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0 đối với giảng viên trẻ, áp dụng từ năm 2012; triển khai đề án đào tạo 300 tiến sỹ ở nước ngoài trong giai đoạn 2014 - 2024; chính sách hỗ trợ kinh phí cho các nhà khoa học có bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus...Năm 2017, Nhà trường đã thực hiện đánh giá ngoài kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đào tạo theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã đạt kết quả đánh giá nằm trong Top 15 trường có kết quả kiểm định tốt nhất trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay.

Để Trường Đại học HHVN sớm hoàn thành mục tiêu trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia theo tinh thần của Nghị quyết 34-NQ/BCSĐ ngày 6/02/2013 của Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT, qua đó đóng góp nhiều hơn nữa cho Chiến lược biển Việt Nam, Nhà trường đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành tăng cường đầu tư xây dựng Trường Đại học HHVN trở thành trường trọng điểm quốc gia để Nhà trường có khả năng đạt chuẩn quốc tế sớm nhất, đồng thời ưu tiên nguồn vốn đầu tư phát triển trường, đặc biệt đối với các phòng thí nghiệm ngang tầm thế giới để phát huy tốt hơn nữa tiềm năng khoa học biển.

Thời gian tới, Nhà trường cần quan tâm đầu tư đào tạo các nhà khoa học chuyên ngành tại các nước phát triển, đặc biệt đối với các chuyên ngành mà Việt Nam chưa có hoặc có rất ít; sớm xây dựng danh mục các ngành nghề cần đặt hàng để phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển, đồng thời đưa ra giá dịch vụ với các ngành, nghề cụ thể. Bên cạnh đó, Nhà nước sớm xây dựng cơ chế cho vay đối với sinh viên các ngành, nghề được đặt hàng để phục vụ Chiến lược biển như: Điều khiển tàu biển, Máy tàu biển, Cơ khí hàng hải, Đóng tàu, Công trình biển và thềm lục địa… nhằm thu hút sinh viên. Sau khi tốt nghiệp, nếu các sinh viên này làm việc đúng ngành đào tạo tối thiểu 5 năm sẽ được miễn hoàn trả tiền vay

Ý kiến của bạn

Bình luận