Trung Quốc với thế hệ tàu đệm từ trường mới

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Ứng dụng 12/03/2019 06:33

Theo giới truyền thông Trung Quốc, nước này sẽ sớm đưa vào sử dụng một thế hệ các đoàn tàu đệm từ trường không người lái ngay trong năm 2020.

anh bai tren

Dự án tàu đệm từ trường mới của Trung Quốc sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2020. Nguồn: AFP. 

 Phiên bản 3.0

Được biết, những con tàu đệm từ trường mới của Trung Quốc có tốc độ trung bình và chậm, nhưng trên thực tế vận tốc của chúng vẫn khá nhanh. Được chế tạo và phát triển độc lập bởi Công ty Zhuzhou Locomotives, những con tàu này sẽ trở thành thế hệ tàu đệm từ trường tốc độ trung bình thứ ba với vận tốc khoảng 200 km/giờ - nhanh hơn tàu phiên bản 2.0 khoảng 40 km/giờ và gấp đôi vận tốc của tàu thế hệ 1.0.

Khi được hoàn thiện, những đoàn tàu này sẽ trở thành những con tàu đệm từ trường thương mại nhanh nhất từng được một công ty Trung Quốc phát triển và chế tạo. Được biết, Công ty Zhuzhou Locomotives là một công ty trực thuộc Tổng Công ty cổ phần Đường sắt Trung Quốc - một trong những nhà sản xuất tàu hỏa lớn nhất thế giới.

Trong khi phiên bản tàu đệm từ trường 1.0 đã được lắp đặt và hoạt động ở Changsha - thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, suốt 2 năm qua, phiên bản 2.0 của nó hiện vẫn đang được lắp ráp và chạy thử nghiệm cũng ở thành phố này. Cả hai phiên bản tàu nói trên đều có khả năng vận hành mà không cần người điều khiển, không giống như phiên bản mới.

Những con tàu đệm từ trường có vận tốc trung bình - thấp được thiết kế nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông liên thành phố, không giống như các phiên bản vận tốc cao, vốn được áp dụng để kết nối các thành phố lớn. Nếu so sánh với các con tàu truyền thống, tàu chạy trên đệm từ trường an toàn và gây ít tiếng ồn hơn - mức độ ồn thấp hơn 70 decibel, tức còn gây ít tiếng ồn hơn cả một chiếc máy hút bụi.

Phiên bản tàu chạy đệm từ trường vận tốc trung bình-thấp 3.0 của Trung Quốc được thiết kế để tiếp nhận được nhiều hành khách hơn, đạt gia tốc cao hơn và cải thiện khả năng vượt dốc. Cụ thể, các con tàu mới sẽ có khả năng leo lên các vị trí có độ cao tương đương tòa nhà 4 tầng trong khoảng cách chỉ 100 m.

Phiên bản tàu mới cũng được lắp đặt “bộ não mạnh mẽ hơn” so với các phiên bản trước đó, cho phép nó vận hành một cách an toàn hơn - theo Chủ tịch Zhou Qinghe của Công ty Zhuzhou Locomotives.

Khi các cuộc chạy thử nghiệm được hoàn tất, mẫu tàu đệm từ trường mới sẽ chính thức được sử dụng với mục đích thương mại trên các tuyến đường liên thành phố với khoảng cách trung bình từ 50 - 200 km. Ngoài hệ thống đệm từ trường ở Changsha, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cũng đã lắp đặt hệ thống tàu đệm từ trường từ cuối năm 2017.

Gia nhập CLB tàu điện từ trường

Dù công nghệ đệm từ trường đã được phát triển và được xem là tương lai của ngành đường sắt trong suốt nhiều thập kỷ qua, nhưng đến nay trên thế giới mới chỉ có một số quốc gia đang vận hành những con tàu kiểu này, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.Các con tàu đệm từ trường sử dụng lực đẩy từ tính để vừa nâng con tàu khỏi mặt đất, làm giảm ma sát và vừa giúp tàu đạt gia tốc để di chuyển.

Hệ thống tàu chạy trên đệm từ trường thương mại đầu tiên của Trung Quốc là một tuyến đường 30 km chạy từ sân bay Puton tới trung tâm thành phố Thượng Hải, chính thức vận hành vào năm 2002. Con tàu này đạt vận tốc tối đa lên tới 400 km/giờ và hiện là hệ thống tàu đệm từ trường thương mại nhanh nhất thế giới.

Dự án trên được thực hiện hợp tác với Công ty Phát triển điện từ trường Thượng Hải, một liên doanh của Đức gồm các công ty Siemens AG, Thyssen Transrapid GMBH và Transrapid International GMBH.

Trong khi đó, Nhật Bản đã lên kế hoạch chế tạo một tuyến đệm từ trường có vận tốc kỷ lục thế giới, có tên gọi Chuo Shinkansen, với vận tốc tối đa lên tới 500 km/giờ. Giai đoạn đầu tiên của dự án này là tuyến đệm từ trường kết nối thủ đô Tokyo với tỉnh Nagoya, dự kiến hoàn thiện vào năm 2027, cắt giảm tới một nửa thời gian di chuyển giữa hai địa điểm trên.

Ý kiến của bạn

Bình luận