Trung Quốc giúp hồi sinh ngành đường sắt Pakistan

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 20/04/2018 15:16

Pakistan chuẩn bị đại tu mạng lưới đường sắt từ thời thuộc địa nhờ các khoản vay của Trung Quốc.

tau-2035-1524136614_vtey

Tàu Greenline chạy từ Islamabad tới Karachi (Pakistan). Ảnh: Bloomberg.

Farrukh Malik, doanh nhân trong lĩnh vực phần mềm nhận thấy sự thay đổi rõ rệt khi đi chuyến tàu dài 22 tiếng từ vùng biển Karachi tới phía Bắc thủ đô Pakistan. "Việc ra mắt đoàn tàu Green Line với ít điểm dừng hơn và đúng lịch trình là một khác biệt rất lớn", Malik nhận xét. Doanh nhân này hiện 40 tuổi và đã bắt đầu đi tàu hoả từ khi còn nhỏ.

Bắc Kinh đang lên kế hoạch nâng cấp tuyến đường sắt dài gần 1.900 km từ Karachi tới Peshawar, khu vực gần biên giới Afghanistan bằng nguồn vốn 8 tỷ USD cho Pakistan vay. Đây là một phần trong sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Chủ tịch Tập Cận Bình, bao gồm 60 tỷ USD cho các công trình cần thiết ở Pakistan.

Dù kế hoạch nâng cấp bằng vốn Trung Quốc chưa được thông qua vì các tranh cãi xoay quanh vấn đề tài chính, Bộ trưởng Nội vụ Pakistan - Ahsan Iqbal mới thông báo, giai đoạn đầu tiên vẫn sẽ được tiến hành trong năm nay.

Trong thập kỷ trước, mạng lưới đường sắt của quốc gia này nổi tiếng với nạn tham nhũng, đình trệ và bẩn thỉu. Tuy nhiên, doanh thu của công ty Pakistan Railways đã tăng gấp đôi lên 40,1 tỷ rupee (362 tỷ USD) trong 5 năm qua và đang đặt mục tiêu lặp lại kết quả này 5 năm tới, Parveen Agha - người đứng đầu Pakistan Railways cho biết trên Islamabad.

"Đây là một trong những thời cơ tốt nhất với chúng ta. Nó là kế hoạch nâng cấp toàn bộ hệ thống đường sắt", Agha nói.

Nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn tại Lahore - thành phố lớn thứ hai Pakistan, một dự án tàu điện ngầm trị giá 1,6 tỷ USD vay vốn từ các ngân hàng Trung Quốc cũng dự kiến hoạt động trước đợt bầu cử của quốc gia này vào tháng 7 năm nay. Theo Islamabad, 300 đầu máy, 1.000 toa chở khách, gần 5.000 toa hàng và 31 nhà ga đã được khôi phục.

Nhờ những thay đổi này, ngành đường sắt Pakistan đã thu hút được nhiều hành khách hơn, tăng 25% lên hơn 52 triệu người từ năm 2013. Rana Iftikhar Ahmad - nhân viên bán đồ ăn nhẹ trên tàu 15 năm cho biết, thu nhập của ông tăng khoảng 50% trong vài năm gần đây.

"5 năm trước, chuyến tàu từ Karachi tới Lahore mất tới 4 ngày nhưng hiện rút ngắn chỉ còn hơn nửa ngày với tàu Green Line. Ngày càng có nhiều người đi tàu nên thu nhập của chúng tôi tăng lên", Ahmad cho hay.

Không chỉ trong lĩnh vực vận tải hành khách, Chính phủ Pakistan cũng đang muốn đẩy mạnh hoạt động thương mại bằng đường sắt. Theo kế hoạch, nước này muốn tăng cường xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan và Ấn Độ thông qua các mạng lưới đường sắt.

Tuy nhiên, nhiều tuyến đường sắt tại đây vẫn còn đổ nát. Một số hành khách vẫn thường phàn nàn tàu có chuột và không thoải mái với những băng ghế gỗ. Suốt nhiều thập kỷ bị đầu tư gián đoạn, công ty đường sắt nước này cũng phải sống chung với nạn tham nhũng. Tổ chức này đã sa thải nhiều quan chức trong vài năm gần đây.

"Tham những có thể là một thách thức lớn với dự án làm mới ngành đường sắt. Nhưng nếu thực hiện được, nó sẽ tạo tạo nên một ngành vận tải rẻ và cạnh tranh", Muzzammil Aslam - CEO hãng môi giới EFG Hermes Pakistan nhận định.

Bên cạnh đó, vấn đề an ninh cũng là một nỗi lo ngại lớn. Từ năm 2000, ít nhất 96 người chết và 480 người bị thương trong 137 vụ tấn tại Pakistani, theo Cổng thông tin về khủng bố tại Bắc Á. Để đảm bảo an toàn, giới chức nước này đã phải huy động một lượng đặc biệt gầm 700 binh lính và cảnh sát lên các chuyến tàu trong 4 năm qua.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận