Trẻ em vẫn không đội MBH: Lời giải từ ý thức của phụ huynh

14/12/2016 04:56

Trẻ em thường rất nghe lời bố mẹ. Vậy, nguyên nhân cho việc trẻ em không đội MBH khi tham gia giao thông chỉ có thể từ phụ huynh.

do-choi-tre-em-4_1
Trẻ càng nhỏ càng dễ chấn thương sọ não do phần đầu của trẻ còn to và nặng, thường rơi xuống trước.

Thờ ơ đội mũ bảo hiểm

Những năm gần đây, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, TNGT đã và đang giảm dần qua mỗi năm. Trong đó, nhận thức về việc đội mũ bảo hiểm (MBH) cho trẻ em cũng đã nhận được sự ủng hộ và ý thức chấp hành cao trong cộng đồng xã hội. Có thể thấy rằng, MBH là một thiết bị bảo hộ quan trọng, không thể thiếu khi tham gia giao thông, đặc biệt là đối với trẻ em. Đã có rất nhiều đợt phát động đội MBH cho trẻ em tại các trường học; nhiều nhà trường đưa giáo dục ATGT vào giảng dạy cũng như tuyên truyền hướng dẫn phụ huynh học sinh đội mũ cho con.

IMG_0838
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ trao tặng MBH  cho các em học sinh tại Hà Nội.

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay vẫn còn không ít bậc phụ huynh có thái độ coi thường tính mạng và sức khỏe của con em mình mà thờ ơ với việc đội MBH cho con em mình. Rất nhiều người viện hàng loạt những lý do như: Trẻ còn bé quá, đội MBH sẽ không tốt cho sự phát triển tự nhiên và các con có thể bị đau cổ khi đội MBH…. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh còn cho con em mình sống ngoài vòng pháp luật ngay từ thủa còn thơ với lý do: “CSGT không bắt trẻ con đâu nên không cần phải đội”.

Tại một số trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội vào giờ tan học, chúng tôi ghi lại được không ít hình ảnh những chiếc đầu trần bé nhỏ “lạc lõng” giữa những làn xe hối hả, dày đặc.

DSC05584Nhiều bậc phụ huynh luôn tự tin thái quá vào khả năng lái xe của bản thân

IMG_7816Chiếc đầu trần nhỏ bé lạc lõng giữa dòng phương tiện

IMG_7929Việc chấp hành các quy tắc giao thông ở trẻ em còn bị xem nhẹ.

IMG_7871Dù biết đội MBH là rất an toàn, nhưng rất nhiều trẻ em vẫn "đầu trần" khi tham gia giao thông.

DSC05664Ý thức kém từ các bậc phụ huynh chính là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em không đội MBH khi tham gia giao thông.

IMG_7802Việc chấp hành các quy tắc giao thông ở trẻ em còn bị xem nhẹ.

DSC05592Tuổi thơ vui tươi của trẻ em có thể bị cướp đi vĩnh viên bởi những chấn thương do TNGT.

DSC05619Tuổi thơ vui tươi của trẻ em có thể bị cướp đi vĩnh viên bởi những chấn thương do TNGT.

DSC05582

DSC05676Đội mũ cho con - trọn tình cha mẹ.

DSC05604Nhiều trường học tăng cường tuyên truyền về đội MBH cho trẻ em đã nâng cao đáng kể ý thức chấp hành của một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh.

Đang chờ đón con, anh Phạm Thắng, có con theo học tại trường tiểu học Dịch Vọng B, Hà Nội chia sẻ: “Tôi thấy rất nhiều người tự tin vào khả năng lái xe của mình và cũng tự tin rằng con đi cùng mình thì sẽ tuyệt đối an toàn. Họ dường như không hề nghĩ tới việc nếu gặp chẳng may gặp tai nạn thì con họ sẽ ra sao? Nếu một ai đó phóng ẩu đâm vào mình thì liệu con có được an toàn không?”.

Cùng nỗi lo lắng như anh Thắng, chị Nguyễn Thị Thu Hiền (Sở Thông tin truyền thông Hà Nội) cho rằng: “Hầu hết ai làm cha mẹ cũng luôn lo lắng cho con em mình, nào là lo con cho bị mệt, bị đói, bị nắng, bị bụi… nhưng cũng còn ít người lo cho con mình có thể bị chấn thương vùng đầu khi chẳng may gặp tai nạn trên đường đi học, thế nên không đội mũ bảo hiểm (MBH)”.

IMG_7816
Chiếc đầu trần nhỏ bé lạc lõng giữa dòng phương tiện

Tại một Hội thảo chuyên đề về TNGT trẻ em, nhiều bác sỹ khẳng định, trẻ càng nhỏ càng dễ chấn thương sọ não do phần đầu của trẻ còn to và nặng, thường rơi xuống trước. Các bé lại chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi ngã dẫn đến những chấn thương rất ám ảnh và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 

Ít ai biết rằng, TNGT liên quan đến trẻ em là 1 vấn nạn đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), hơn 2.000 trẻ em tử vong mỗi ngày trên thế giới do thương tích không chủ ý. Mỗi năm, có thêm hàng chục triệu trẻ em trên toàn cầu phải tới bệnh viện do thương tích và hậu quả gây ra cho các em thường là các thương tật lâu dài. Trong đó, TNGT đường bộ giết chết 260.000 trẻ em mỗi năm và làm bị thương 10 triệu em khác. Đây là nguyên nhân dẫn đầu gây tử vong cho các em trong độ tuổi từ 10 đến 19 và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thương tật cho trẻ em.

Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có hơn 1.900 trẻ em tử vong vì TNGT, chiếm 25% tổng số trẻ em tử vong do các tai nạn thương tích. Trong đó, tỉ lệ trẻ tử vong khi đi bộ một mình chiếm 36%, bị nạn khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp, xe mô tô, xe máy chiếm 20%. Tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi bị chấn thương sọ não do TNGT chiếm 13,4% trong đó, đa phần các em đều không đội mũ bảo hiểm (MBH) khi xảy ra tai nạn. 

14445154_10154559612299591_6806706562397529638_o
Bậc làm cha, làm mẹ lo lắng rất nhiều thứ cho con, nhưng chỉ không lo tai nạn thương tích vùng đầu cho con em mình.

Đó là những con số biết nói, và những ai đang làm cha, làm mẹ hãy hiểu rằng, cho con đội MBH khi tham gia giao thông là trọn tình cha mẹ và có thể giữ được sự an toàn cũng như cứu mạng sống nếu chẳng may gặp TNGT. Bởi lẽ, nguyên nhân trẻ bị TNGT thường do bố mẹ bỏ qua những quy định an toàn cho con em mình.

Bao giờ mới tự giác?

Ông Nguyễn Hiệp Thống - Nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho rằng, càng lên lớp trên thì tỷ lệ số học sinh đội MBH càng ít. Có nghĩa là, ở tiểu học còn biết nghe lời, nhưng bắt đầu lên trung học cơ sở đã giảm đi một chút và ở trung học phổ thông, thanh niên thì tỷ lệ chúng ta gặp mặt trên đường không đội MBH lại rất nhiều. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao càng lớn, càng có hiểu biết thì ý thức lại càng kém?

IMG_7856
Việc chấp hành các quy tắc giao thông ở trẻ em còn bị xem nhẹ.

Không ít những cuộc Hội thảo chuyên đề về đội MBH cho trẻ em đã được tổ chức, trong đó, nhiều chuyên gia cho rằng, để giải quyết vấn đề này thì quy trách nhiệm vào nhà trường và giáo viên. Nhưng khi phát hiện học sinh vi phạm, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội gọi về trường thì nhà trường lại phản ứng rằng nhà trường và giáo viên không thể kiểm soát được việc này, bắt các em đội MBH là “nhiệm vụ bất khả thi” và họ không thể nhận trách nhiệm này được”.

Ông Nguyễn Hiệp Thống bày tỏ: “Về vấn đề này, nhà trường nhận xét rằng nó nằm trong một tam giác đều giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Nhà trường tuyên truyền, giáo dục tốt, tích cực vào đầu giờ lên lớp, trong các tiết học ngoại khoá, còn khi ra đường các em vi phạm mà không bị phạt thì không thể là lỗi từ phía nhà trường. Nói như vậy không phải là chúng tôi trốn việc nhưng phải có sự tham gia đầy đủ của các “mặt trận”. Đối với các bậc phụ huynh, họ chăm lo cho con em mình, khi mưa họ dừng lại mua áo mưa để che mưa, sợ con bị cảm thế nhưng mà đến những km cuối cùng, cái liên quan trực tiếp đến tính mạng của con thì họ lại không lo, lại đối phó”.

DSC05582
Ý thức kém của phụ huynh chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em không đội MBH khi tham gia giao thông.

Đồng thời, ngoài vấn đề về ý thức phụ huynh cũng như ý thức của các em học sinh,  một trong những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là việc xác định độ tuổi đối với trẻ em khi vi phạm không đội MBH còn gặp nhiều khó khăn, việc kiểm tra xử lý đối với các trường hợp vi phạm đầu giờ học đôi khi gây ảnh hưởng đến giờ vào học của các cháu, đặc biệt là đối với những phụ huynh đưa con em đi học cận giờ.

Theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính, Trong Luật giao thông đường bộ đã quy định rất rõ, phụ huynh chở con em từ 16 đến 18 tuổi bằng xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện không đội MBH thì phạt đồng thời cả lái xe và người ngồi trên xe. Khi người ngồi sau là trẻ em từ 6 đến 14 tuổi mà không đội MBH thì chỉ người cầm lái bị phạt. Mức phạt áp dụng cho cả 3 trường hợp trên theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ là từ 100.000 đến 200.000 đồng.

IMG_7831
Nhiều người vẫn coi việc đội MBH khi tham gia giao thông chỉ mang tính chất chống đối với lực lượng CSGT thay vì đặt sự an toàn lên trên hết.

Ngoài ra, với những trường hợp học sinh từ 14 đến 16 tuổi không đội MBH hoặc đội mũ không đúng chuẩn, không cài quai khi đi xe máy, xe điện, xe đạp điện sẽ bị xử phạt theo hình thức cảnh cáo bằng biên bản không phạt tiền, đồng thời tạm giữ phương tiện. Nếu đối tượng chưa thành niên vi phạm, lỗi này sẽ được yêu cầu phụ huynh tới nộp phạt và tạm giữ phương tiện. Theo đó, các trường hợp thanh, thiếu niên dưới 16 tuổi điều khiển xe đạp, xe máy điện không đội MBH chỉ bị phạt cảnh cáo nên tính răn đe không cao.

DSC05647
Chỉ cần phụ huynh học sinh coi việc đội MBH là cần thiết để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của con em mình thì trẻ em sẽ đội MBH nghiêm túc.

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng đã liên tục tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, giáo dục, xây dựng các dự án liên quan đến vấn đề này như dự án “Đội mũ cho con ấm tình cha mẹ”, dự án mũ bảo hiểm trẻ em tại các địa phương do Quỹ phòng chống thương vong châu Á(AIP) phối hợp cùng tổ chức.... Mặc dù các tổ chức chính trị, xã hội vào cuộc rất quyết liệt nhưng câu hỏi đặt ra đến bao giờ các bậc phụ huynh mới chủ động đội MBH cho con em mình khi tham gia giao thông?

Ý kiến của bạn

Bình luận