Trào lưu áo chắn gió: Có thực sự an toàn?

Tác giả: Thuỳ Dương

saosaosaosaosao
Xã hội 30/11/2015 11:26

Khi trào lưu áo chắn gió du nhập vào nước ta, nhiều câu hỏi đặt ra liệu chiếc áo này có an toàn hay không?

12308423_968345696564660_3782295825374173658_n
Chiếc áo chắn gió được quảng cáo mang phong cách Hàn Quốc với nhiều chức năng hữu ích. Ảnh: FB

Một tuần trở lại đây, trên các trang mạng xã hội cũng như trang điện tử liên tục đăng tải hình ảnh, thông tin liên quan đến trào lưu mới được du nhập vào Việt Nam tuy nhiên trào lưu này cũng tạo ra nhiều phản ứng của dư luận về độ an toàn của nó.

Theo lời quảng cáo từ cửa hàng online Áo Xinh Chắn Gió, chiếc áo này có rất nhiều tác dụng. Theo đó, áo chắn gió đi xe máy có tác dụng cản gió, giữ ấm cơ thể. Ngoài 2 tác dụng thông thường đó, vào những ngày mưa phùn áo chắn gió đi xe máy còn có tác dụng chống nước, ngày nghỉ đi picnic chúng ta có thể trải ra thảm cỏ để ngồi, mùa đông lạnh ngủ trưa tại văn phòng có thể dùng làm chăn đắp. Với tác dụng chống nước nên chiếc áo chắn gió này rất dễ dàng làm sạch.

12240048_966096690122894_1126253490697621100_n
Theo cửa hàng bán online, chiếc áo này khi gấp vào rất nhỏ gọn, dễ dàng cho vào cốp xe. Ảnh FB.

Kể từ khi báo chí liên tục đưa tin về trào lưu mới lạ này đã có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Theo chị Thanh Hương (Tây Hồ, Hà Nội), chiếc áo này giữ nhiệt khá tốt, khi mặc vào không bị lạnh khi đi xe máy và chiếc áo này có rất nhiều màu sắc đẹp, thời trang, chất liệu tốt.

Không giống như chị Hương, anh Đặng Văn Lâm (Thanh Xuân) cho biết: “ Chẳng có gì để nói với cái thể loại thời trang này. Bình thường chị em phụ nữ áo quần gọn gàng đi xe máy còn chẳng ăn ai, vẫn ngã lên ngã xuống nữa là khi đi xe ghi đông bị bó như thế này, rất khó cua và lái. Mà bây giờ có thiếu áo ấm, kín cổ và dáng dài khi ra đường đâu cơ chứ ".

Trước những ý kiến về độ an toàn của chiếc áo, chúng tôi đặt câu hỏi với cửa hàng bán, cửa online Áo Xinh Chắn Gió khẳng định chiếc áo này rất an toàn khi sử dụng. Chủ cửa hàng nhấn mạnh chiếc áo có bao tay to gắn chỗ ga và tay phanh đều rất rộng rãi nên thoải mái cử động điều khiển khi cần thiết, hơn nữa giữ được tay ấm áp, ko bị tê cóng vì lạnh nên có thể xử lí được các tình huống khi đi trên đường. Phía dưới của áo hoàn toàn tự do, mỗi khi dừng xe có thể dễ dàng để chân xuống giữ vững cho xe. Phần dưới của áo không áo dài nên ko gây vướng chân. Từ khi xuất hiện đến giờ cửa hàng đã bán được rất nhiều áo và có khoảng 20 đại lý nhỏ.

Tuy nhiên theo ghi nhận thực tế, chiếc áo này có cấu tạo phần tay áo được cố định vào ghi đông xe và được cố định với người điều khiển phương tiện bằng một chiếc dây chun nhỏ choàng lên cổ. Chiếc áo cố định người với phương tiện với nhau nên khi gặp các trường hợp khẩn cấp cũng khó có thể thoát thân. Không giống như lời giới thiệu, với cấu tạo to xù như một chiếc chăn bông thì chiếc áo chắn gió này khá cồng kềnh khi tham gia giao thông. Hai bên áo xoè ra khỏi xe từ 3-5cm rất dễ ngoắc vào các phương tiện khác khi đi trên đường. 

12279188_874840029232132_691554402892409725_n
Chiếc áo cố định người với phương tiện với nhau nên khi gặp các trường hợp khẩn cấp cũng khó có thể thoát thân. Ảnh FB.

Trao đổi với Tạp chí GTVT, Thượng tá Trần Sơn, nguyên Phó trưởng phòng Tuyên truyền Luật lệ và Xử lý TNGT, Cục CSGT chia sẻ với chúng tôi áo chắn gió này là sản phẩm mới, với hình thức như vậy nếu không được buộc chắc chắn khi gặp gió lớn sẽ bị bay, lật ngược không chỉ gây mất an toàn cho người sử dụng mà còn những người tham gia giao thông và nó còn gây cản trở tầm nhìn.

Cũng theo ông Trần Sơn, chiếc áo này bắt nguồn từ nước ngoài và trước khi mỗi một sản phẩm được bán ra thị trường, nhà sản xuất phải kiểm nghiệm và chịu trách nhiệm trước sản phẩm của mình. Nhưng khi trào lưu đó về Việt Nam, được người dân chấp nhận và sử dụng nhiều thì các nhà nghiên cứu, đơn vị chức năng liên quan phải kiểm định, kiểm tra từ đó có thông báo đến người dân sản phẩm này có an toàn để sử dụng hay không.

"Pháp luật nước ta có quy định rõ ràng xe máy vi phạm kích thước nào là cồng kềnh, vượt quy định cho phép, tuy nhiên với trang phục thì không có luật pháp nào quy định nên không thể gọi chiếc áo này là cồng kềnh để xử phạt", ông Trần Sơn khẳng định.

Ý kiến của bạn

Bình luận