TP.HCM: Buýt sông chưa thực sự đáp ứng nhu cầu đi lại

Ý kiến 30/04/2018 06:19

Khảo sát ý kiến người dân sử dụng buýt sông làm phương tiện đi học, đi làm đa phần phản hồi sẽ không lựa chọn buýt sông làm phương tiện đi lại.

 

cac-tuyen-xe-buyt-van-hanh_llxv
Các tuyến buýt kết nối, vận hành

Ghi nhận của phóng viên về tuyến buýt đường sông mà TP HCM đang triển khai cho thấy, việc phục vụ đúng nhu cầu sinh hoạt, học tập, làm việc vẫn rất khó khăn vì số lượng người sử dụng buýt sông vào mục đích du dịch, trải nghiệm, khám phá là chủ yếu.

Khám phá du lịch, tìm trải nghiệm mới bằng buýt sông

Hiện tại với số lượng vé bán ra một ngày hơn 1000 vé và đang duy trì từ 16 đến 24 tuyến trong ngày, buýt sông vẫn chủ yếu vẫn phục vụ lượng hành khách đi tham quan, trải nghiệm hơn là sử dụng cho mục đích đi lại, sinh hoạt hàng ngày.

Do đây là tuyến buýt sông đầu tiên trên cả nước nên người dân khắp nơi đổ về với sự mong đợi, háo hức muốn thăm thú tìm cảm giác mới lạ, trải nghiệm, muốn đi một lần cho biết. Rất nhiều người từ những nơi khác đến mua vé rất sớm dù không có nhu cầu đi lại vào những khung giờ cố định khiến những hành khách có nhu cầu đi lại thực sự rất khó khăn trong việc mua vé đúng với nhu cầu sử dụng.

Anh Nguyễn Công Hùng (ngụ Bình Dương) dẫn con trai đến mua vé rất sớm để trải nghiệm buýt sông, dù chờ đợi để mua vé rất lâu nhưng đã đi xa đến đây rồi thì phải nhất định đi cho bằng được vì “lâu lâu” mới đi - anh Hùng cho biết.

Nhìn chung ý kiến của nhiều người dân cho rằng buýt sông chỉ có thể sử dụng khai thác du lịch chứ chưa thể hoạt động thực hiện như chức năng của một phương tiện vận tải công cộng được. Số lượng hành khách chiếm phần đông đa số tập trung vào những khung giờ giao thông cao điểm như 7-8 giờ sáng, 17-18 giờ chiều vì vào thời điểm này là phù hợp nhất để “ngắm cảnh” và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ách tắc, phải chờ đợi lâu khiến nhiều hành khách cảm thấy rất bất tiện thậm chí phiền hà khi di chuyển bằng buýt sông  .

Qua tìm hiểu việc chọn buýt sông làm phương tiện vận tải để đi học, đi làm, sử dụng cho công việc thì buýt sông thật sự chưa đáp ứng được, chị Tuyền (ngụ quận 6) làm việc ở quận 2 là một trong những hành khách có nhu cầu sử dụng buýt sông để đi làm thường xuyên than phiền rằng  khó nhất là việc mua vé đúng thời gian đi làm. Trong khi trước khi tuyến buýt sông đi vào vận hành, chị đã rất chờ đợi. Theo chị, với đặc thù lựa chọn của khách du sông, buýt sông phù hợp với những người không cần đi nhanh.

Chưa thuận tiện từ khâu bán vé đến việc trung chuyển hành khách

Bên cạnh khung giờ "sốt vé" du lịch trùng khung giờ đi lại học tập, làm việc của người dân, nhiều người cho rằng việc trung chuyển hành khách giữa các tuyến cũng chưa ổn định, thuận tiện, chưa phối hợp thời gian hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đặc biệt là những chuyến đi lượt về (các tuyến “quay đầu” trả hành khách về vị trí ban đầu). Theo đó hành khách cũng phải chờ đợi rất lâu mới có tuyến quay về khiến nhiều hành khách ngao ngán vì phải chờ đợi suốt 2- 3 giờ liền. Chờ hơn 2 tiếng mới có chuyến quay trở lại vị trí ban đầu anh Hùng cho biết nếu đi làm thì xe buýt đường bộ vẫn là lựa chọn tốt và thuận tiện hơn.

nhin-t-ben-bach-ng-buyt-song-rat-noi-bat_yrwn
Nhìn từ bến Bạch Đằng, tuyến xe buýt đường sông rất nổi bật

Thực tế, do các tuyến đón và trả khách của buýt sông vẫn chưa phối hợp đồng bộ, luân chuyển hợp lý, đúng thời gian, nhiều hành khách không chờ đợi được đã phải đón xe buýt, xe ôm để quay về. Một số người dân cho biết nếu không quen sông nước sẽ rất khó để thích nghi vì tình trạng say sóng, hoặc yếu tố an toàn về thời tiết cũng là điều cần lưu ý khi sử dụng buýt sông lưu thông trong tình trạng mưa, bão.

Việc phát triển các tuyến buýt sông được TP HCM đặt mục tiêu giảm ùn tắc giao thông đường bộ, phát huy lợi thế hơn 1000 km đường sông được đánh giá có tiềm năng khai thác rất lớn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc sử dụng buýt sông làm phương tiện vận tải công cộng vẫn cần nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thực tế hơn nhu cầu đi lại của người dân vì buýt sông sau một thời gian vận hành, chưa trở thành phương tiện công cộng phục vụ đại đa số.

Buýt đường sông là mô hình tuyến buýt đường thủy đầu tiên trên cả nước, được hạ thủy tàu buýt đầu tiên vào tháng 8/2018. Dự án do Sở GTVT TP.HCM phối hợp với công ty TNHH Thường Nhật - đơn vị đầu tư. Về lâu dài, chủ đầu tư về lâu dài, loại hình vận tải công cộng đường thủy này góp phần rất lớn trong việc đa dạng hóa loại hình giao thông, giúp kéo giảm tải ùn tắc ngày càng trầm trọng của loại hình vận tải đường bộ.

Ý kiến của bạn

Bình luận