Thực trạng và nhu cầu vốn phát triển giao thông đường bộ Việt Nam

Tác giả: Phạm Thị Tuyết

saosaosaosaosao
Ý kiến phản biện 28/08/2015 06:52

Bài báo đề cập đến thực tiễn phát triển giao thông đường bộ (GTĐB) Việt Nam trong những năm qua và nhu cầu về vốn trong việc phát triển GTĐB trong những năm tới, từ đó đưa ra những nhận định và bài học để thu hút vốn phát triển GTĐB được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì hội nhập.

 

ThS. Phạm Thị Tuyết

Trường Đại học Giao thông vận tải

Người phản biện:

PGS. TS. Vũ Trọng Tích

TS. Nguyễn Quỳnh Sang

Tóm tắt: Bài báo đề cập đến thực tiễn phát triển giao thông đường bộ (GTĐB) Việt Nam trong những năm qua và nhu cầu về vốn trong việc phát triển GTĐB trong những năm tới, từ đó đưa ra những nhận định và bài học để thu hút vốn phát triển GTĐB được hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì hội nhập.

Từ khóa: Thực trạng phát triển GTĐB Việt Nam, nhu cầu vốn cho việc phát triển GTĐB Việt Nam.

Abstract: The article refers to situation of  road networks development in  Vietnam in recent years and demand for capital in the development of road networks  in the coming years. From that, The article make statements and lessons to attract capital effectively to meet the requirements of economic and social development of the country in the period of integration.

Keywords: Development of  road networks in Vietnam in recent years, demand for capital in the development of road networks.

1. Đặt vấn đề

Vấn đề vốn phát triển GTĐB nói riêng và vốn phát triển cở sở hạ tầng giao thông Việt Nam nói chung luôn có tính thời sự cao. Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ đòi hỏi sự phát triển giao thông phải tương ứng. Chúng ta đã có những chính sách, chiến lược phát triển GTĐB đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030. Tuy nhiên, vấn đề là việc huy động vốn thế nào cho hiệu quả cần được nghiên cứu cụ thể và có tính chiến lược. Để có hình thức, phương pháp huy động vốn hiệu quả, chúng ta cần nhìn lại thực tiễn vốn phát triển GTĐB trong những năm qua, tìm thấy điểm mạnh, điểm hạn chế và nhu cầu thực tế từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học quý giá cho việc huy động vốn.

2. Thực trạng phát triển GTĐB Việt Nam

Theo Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến 2030, hiện trạng GTĐB của Việt Nam được tổng kết như sau [3]:

1
 

Qua thực trạng số liệu trên cho thấy, tổng chiều dài đường bộ nước ta đến năm 2010 hiện có khoảng 258.200km. Trong đó, hệ thống QL gồm 104 tuyến QL, 5 đoạn tuyến cao tốc với tổng chiều dài 18.744km. Mạng lưới GTĐB được phân phối tương đối hợp lý khắp cả nước và cải thiện rõ rệt trong những năm qua.

Tuy nhiên, trên thực tế, đến năm 2010, đường bộ Việt Nam có quy mô nhỏ bé, tiêu chuẩn kĩ thuật thấp. Tính riêng QL tỉ lệ đường có quy mô 4 làn trở nên có khoảng 1.050km, chiếm 6%; đường 1 làn xe khoảng 3.620km, chiếm 20,8%; chất lượng mặt đường xấu: Tỉ lệ QL tốt đạt 7.485km, chiếm 43%; trung bình 6.383km, chiếm 37%; tỉ lệ đường xấu và rất xấu 3.571km, chiếm 20%. Nhiều đoạn tuyến QL chưa đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật: Trên các tuyến QL có khoảng trên 400 đèo dốc, trong đó có khoảng 100 đèo nguy hiểm, đường quanh co khúc khuỷu, có nhiều cua gấp, tầm nhìn hạn chế, độ dốc lớn phổ biến từ 10 - 12% (có nơi dốc hơn 15%), thiếu cầu vượt sông. Hiện nay, trên toàn tuyến QL và tỉnh lộ có 7.234 cầu/187.287km, trong đó cầu vĩnh cửu chiếm khoảng 70%. Các tuyến đường bộ kết nối các phương thức vận tải khác chưa tốt, các tuyến đường bộ kết hợp nối với cảng biển lớn đang trong tình trạng quá tải, tiêu chuẩn kĩ thuật thấp.

Mạng lưới đường bộ Việt Nam tính đến tháng 02/2014 có khoảng 300.000km đường các loại, chia thành QL, đường tỉnh, đường huyện, đường xã và đường chuyên dùng.

Hệ thống QL của Việt Nam tính đến thời điểm tháng 02/2014 có chiều dài khoảng 19.457km và gần 5.000 cầu đường bộ. Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình (cấp I, II, III) chiếm 47%, còn lại 53% là đường cấp thấp (cấp IV chiếm 32%, cấp V chiếm 21%). Tỷ lệ đường có chiều rộng nền, mặt đường theo đúng cấp kỹ thuật còn thấp, chủ yếu có yếu tố hình học về bán kính cong, chiều rộng châm chước; chiều rộng mặt đường ≥7m có khoảng 46%, mặt đường 5~6,9m khoảng 33%, khoảng 21% còn lại là mặt đường có bề rộng dưới 5m.

Tính đến năm 2014, hệ thống đường bộ đã được thay đổi và phát triển nhiều, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc. Đường cao tốc đã được hoàn thành nhiều, nâng tầng phát triển của GTĐB nên một tầm cao, thể hiện sự hiện đại và phát triển. 

3. Thực trạng vốn phát triển GTĐB Việt Nam

Thực trạng tính theo nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông [2]

2
 

Qua bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu nguồn vốn cho phát triển hạ tầng giao thông đã được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn vốn NSNN chiếm tỉ trọng lớn song không phải là nguồn chủ yếu, quyết định. Vốn ngoài ngân sách đã chiếm một tỉ lệ lớn cho thấy các lực lượng (nhà đầu tư) đã và đang đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông. Đây có thể sẽ là một nguồn quan trọng trong tương lai. Nguồn trái phiếu Chính phủ chiếm tỉ lệ lớn nhất, cho thấy sự đóng góp của nhân dân là vô cùng quan trọng. Qua biểu đồ trên có thể thấy rằng, nếu có sự đồng thuận cao giữa Nhà nước và nhân dân, các nhà đầu tư thì chúng ta có thể huy động đủ vốn cho phát triển hạ tầng giao thông.

Thực trạng vốn đầu vào ngành Đường bộ so với các ngành khác [2]

3
 

Cơ cấu nguồn vốn theo Ngành giai đoạn 2001 - 2010 phát triển cơ sở hạ tầng giao thông được đầu tư ở các ngành (Đường bộ, Đường biển, Đường sắt, Đường sông, Hàng không), tuy nhiên, tổng số vốn đầu tư cho GTĐB là chiếm nhiều nhất (87,6%). Điều này cho thấy tính cấp thiết, nhu cầu của việc phát triển GTĐB. Mặc dù trong nhiều năm đầu tư như vậy và với nguồn vốn lớn song hiện nay GTĐB vẫn còn thiếu nhiều, cần mở rộng, phát triển mới, nâng cấp và sửa chữa thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển giao thông cho đất nước.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho công tác bảo trì QL luôn thiếu trầm trọng, chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Năm 2013, kinh phí cấp cho công tác bảo trì QL chỉ là 4.187 tỷ đồng/nhu cầu là 11.063 tỷ đồng, đạt 38% (không bao gồm các khoản chi liên quan khác như: Chi xử lý trạm thu phí, trả nợ QL5; trả nợ các dự án vay vốn đầu tư theo văn bản 3170/KTN của TTCP, mua trạm cân di động…). Năm 2014, kinh phí cấp cho công tác bảo trì cũng chỉ được 4.640 tỷ đồng/nhu cầu là 12.360 tỷ đồng, đạt 38%. Với nguồn vốn hạn hẹp như vậy nên công tác bảo trì đường bộ thiếu sự chủ động: Hỏng đâu sửa đấy, không thực hiện sửa chữa theo quy định về SCĐK (trung, đại tu) để đảm bảo ngăn chặn sự xuống cấp của công trình (trong tổng số 19.100km QL, có: 9.937km quá thời hạn sửa chữa lớn 8 năm và 2.577km đến hạn phải sửa chữa vừa 4 năm). Ngoài ra việc phải thực hiện khắc phục bão lũ bước 1 hàng năm rất lớn với thiệt hại từ 200 - 500 tỷ đồng, phải cân đối trong kế hoạch vốn cấp hàng năm càng làm việc thiếu vốn của BTĐB thêm trầm trọng.

4. Nhu cầu vốn cho việc phát triển GTĐB Việt Nam

Dự kiến nhu cầu vốn cho phát triển GTĐB từ năm 2015 - 2020 [1]

                                                                                                         (Đơn vị: Tỉ đồng)

4
 

Qua đánh giá trên đây cho thấy, vốn đầu tư vào phát triển GTĐB giảm dần từ năm 2015 đến năm 2020 nhưng dự tính tổng số vốn cần đến cho GTĐB là 231.827 tỉ đồng (chiếm 75,9% đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng giao thông). Điều này cho thấy sự ưu tiên và mức độ cần thiết đầu tư vào GTĐB của Việt Nam đến năm 2020.

Dự kiến nhu cầu vốn phát triển GTĐB đến năm 2020 theo các loại hình GTĐB [3]

                                                                                   Quốc lộ (không bao gồm QL1, đường HCM):

                                                                                                                                 Đơn vị: Tỉ đồng

5
 

Qua số liệu quy hoạch trên cho thấy, nhu cầu vốn nâng cấp QL (không tính đường Hồ Chí Minh và QL1) là rất lớn (cần đến 255.701 tỉ đồng). Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là trong phân bổ nguồn vốn vẫn còn một số lượng lớn vốn chưa biết huy động tư đâu (84.222 tỉ đồng). Như vậy, vấn đề huy động vốn là cấp thiết và xuất phát từ nhu cầu thực của thực tế. Việc tìm ra số vốn còn thiếu cần phải có cơ sở khoa học phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Vốn nâng cấp, mở rộng QL1, đường Hồ Chí Minh [3]:

 

                                                                                                                   Đơn vị tính: Tỷ đồng

6
 

Bảng số liệu trên cho thấy, riêng QL1 và đường Hồ Chí Minh cần đến một nguồn vốn lớn (QL1 khoảng 89.362 tỷ đồng, bình quân 22.340 tỷ đồng/năm. Đường Hồ Chí Minh khoảng 240.839 tỷ đồng, bình quân 26.760 tỷ đồng/năm). Trong đó, việc phát triển 2 tuyến đường này là yếu tố then chốt cho sự phát triển trong cả nước và nhất thiết cần xây dựng và phát triển.

Vốn đầu tư phát triển đường cao tốc [3]

                                                                                                                                    Đơn vị: Tỉ đồng

7
 

Qua bảng số liệu trên, đường bộ cao tốc khoảng cần đến 446.289 tỷ đồng, bình quân 49.092 tỷ đồng/năm, trong đó riêng cao tốc Bắc Nam phía Đông cần 209.173 tỷ đồng, bình quân 26.147 tỷ đồng/năm. Đường bộ cao tốc là yêu cầu thực tiễn của một đất nước phát triển, vì vậy cũng cần thiết phải đầu tư để thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh, theo kịp quốc tế.

Vốn đầu tư đường bộ ven biển, đường tỉnh, đường bộ đô thị (HN&HCM), đường GTNT [3]

8
 

 

Với tất cả các loại hình giao thông này đều cần đến nguồn vốn để phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước không ngừng.

5. Nhận định chung

- Chúng ta đã phát triển được hệ thống GTĐB khá lớn và rộng khắp và đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Tuy nhiên, trước thực tế đòi hỏi của đất nước, GTĐB cần pháp triển mạnh hơn rất nhiều mới có thể đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Chúng ta đã huy động được nhiều nguồn vốn tham gia vào phát triển GTĐB. Điều này cho thấy sức mạnh tổng hợp của sự huy động đa dạng vốn. Tuy nhiên, GTĐB là của toàn dân nên cần có chính sách khoa học để thu hút sức mạnh toàn dân. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước dành cho những công trình giao thông mang tính an ninh quốc gia, đặc biệt.

- Nguồn vốn dành cho GTĐB chiếm một tỉ lệ lớn (87,60%/CSHT GT) cho thấy tính ưu việt và cấp thiết của GTĐB. Vì vậy, chúng ta cần sớm có chính sách phù hợp huy động vốn cho GTĐB để tập hợp nhiều nguồn lực nhất, phát triển nhanh nhất GTĐB hiện đại trong giai đoạn tới.

- Nhu cầu vốn phát triển GTĐB (dự báo) đến năm 2020 có giảm, song vẫn cần đến một số lượng vốn rất nhiều và tỉ lệ đầu tư cao (75,9% đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng giao thông). Mặt khác, một số vốn đã được dự kiến nguồn cụ thể nhưng vẫn còn số lượng vốn lớn chưa xác định được nguồn cụ thể.       

6. Bài học

Để phát triển GTĐB trong giai đoạn tới, đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước, thông qua việc phân tích thực trạng và nhu cầu phát triển và vốn cho phát triển GTĐB, chúng ta nên chú ý:

- Công bố rộng rãi về chiến lược phát triển GTĐB đã được hoạch định trong những năm tới để toàn dân, các nhà đầu tư và xã hội biết, từ đó sẽ có những định hướng và chuẩn bị hợp lý cho việc đầu tư, có thể thu hút được nguồn vốn lớn và đa dạng nhất, vừa góp phần phát triển giao thông đường bộ, đồng thời bảo vệ GTĐB Việt Nam.

- Xây dựng cơ sở pháp lý đồng bộ, rõ ràng, minh bạch và công bố rộng rãi làm cơ sở cho việc thu hút, sử dụng vốn hiệu quả của các thành phần kinh tế tham gia góp vốn. Chỉ khi chúng ta có những chính sách rõ ràng, hợp lý mới có cơ sở khoa học cho việc huy động vốn cho phát triển GTĐB.

- Cần khẳng định phát triển GTĐB là một công cuộc xây dựng đất nước nên cần có sự góp sức của toàn dân. Phát triển sức mạnh toàn dân vừa đảm bảo sức mạnh của nội lực, vừa đảm bảo sự thống nhất, đoàn kết của dân tộc trong việc phát triển đất nước o

 

Tài liệu tham khảo

[1]. Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư, Bộ GTVT (Hội thảo: Giải pháp thúc đẩy thu hút vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông (12/12/2014).

[2]. Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Đánh giá cơ cấu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (2001 - 2010) .

[3]. Chính phủ (2013), Báo cáo điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030, Ban hành theo QĐ số 356, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT.

[4]. Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2009), Huy động các nguồn vốn và quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam, Hà Nội.

[5]. Đề án Đổi mới toàn diện công tác tham mưu quản lý Nhà nước của vụ kết cấu hạ tầng giao thông (Ban hành kèm theo Quyết định số: 4106/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT).

 

Ý kiến của bạn

Bình luận