Thực trạng và hiệu quả của công trình bảo vệ bờ biển ĐBSCL

Diễn đàn khoa học 15/01/2021 10:38

Hiện tượng xói lở bờ biển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được gây ra bởi các yếu tố như: sóng biển, hệ sinh thái ven biển bị hủy hoại, trầm tích mất cân bằng và mực nước biển dâng cao. Nhiều công trình bảo vệ bờ đã được xây dựng dọc bờ biển ĐBSCL bao gồm công trình mang tính giải pháp cứng như: đê biển, đê mỏ hàn, đê giảm sóng… và công trình mang tính giải pháp mềm như rào chắn bằng cừ tràm, hàng rào tre… để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu xói lở đường bờ.

Tác giả: ThS. NCS. NGUYỄN HẢI DƯƠNG
              TS. VŨ VĂN NGHI
              Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh

Image706484
Biên độ triều ở biển Đông và biển Tây

Bài báo sẽ phân loại và đánh giá sơ bộ hiệu quả các công trình kết cấu rỗng hiện có dựa trên sự đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, chi phí, tuổi thọ thiết kế, sự tác động lên đời sống xã hội khu vực ven biển và môi trường cũng như khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện cụ thể khu vực ven biển ĐBSCL.

Trước đây, rừng ngập mặn bao phủ hầu hết các vùng ven biển của đồng bằng nhưng đang dần biến mất nhanh chóng. ĐBSCL là một trong 5 đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Rõ nét nhất là việc xói lở 50% đường bờ biển dài 720 km vốn khá nhạy cảm vì các lá chắn tự nhiên này đã từng làm giảm năng lượng sóng và giữ trầm tích [2].

Hiện vẫn chưa có đầy đủ thông tin về tính hiệu quả, tuổi thọ và sự tác động đến môi trường sống gần bờ của các công trình này. Bài báo nhằm phân loại và đánh giá sơ bộ tính hiệu quả của các công trình hiện có dựa trên tính phù hợp kỹ thuật, chi phí, tuổi thọ thiết kế, tác động xã hội và môi trường và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong điều kiện cụ thể ở ĐBSCL.

Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây

Ý kiến của bạn

Bình luận