Đánh giá thực nghiệm biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện nhiệt độ cao

Đánh giá thực nghiệm biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện nhiệt độ cao

Bài báo trình bày kết quả thí nghiệm đo biến dạng co ngót bê tông trong điều kiện nhiệt độ cao. Biến dạng co ngót bê tông có đặc điểm phụ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh (nhiệt độ, độ ẩm). Nhiệt độ cao là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển và độ lớn của biến dạng co ngót bê tông. Chính điều này là một phần nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt trong cấu kiện bê tông tông cốt thép. Kết quả thí nghiệm này bước đầu đã khẳng định nhiệt độ cao, làm tăng tốc độ và độ lớn biến dạng co ngót. Thí nghiệm với hai loại bê tông M150 và M200, thực hiện đo co ngót trong vòng 90 ngày, với nhiệt độ 400C, độ ẩm trung bình từ 40 - 80% và đã đưa ra bộ số liệu có độ tin cậy cao.

Diễn đàn khoa học
Áp dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trong tối ưu hóa lựa chọn cấp phối cho bê tông tính năng cao dùng cho hạng mục tháp cầu và ụ neo cáp của cầu dây văng

Áp dụng phương pháp quy hoạch thực nghiệm trong tối ưu hóa lựa chọn cấp phối cho bê tông tính năng cao dùng cho hạng mục tháp cầu và ụ neo cáp của cầu dây văng

Ngày nay, bê tông tính năng cao (BTTNC) được sử dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình trên thế giới. Để sản xuất BTTNC với thành phần vật liệu thông thường, cần sử dụng các loại phụ gia khoáng như Silica Fume, tro bay… - những loại phụ gia siêu dẻo để tăng tính công tác cho bê tông. Trong bài báo này, tác giả đã sử dụng bài toán quy hoạch thực nghiệm để tìm ra cấp phối BTTNC, thỏa mãn yêu cầu về cường độ và độ loang chảy để sử dụng cho bộ phận tháp cầu và ụ neo cáp của cầu dây văng mà số thí nghiệm phải làm ít nhất. Kết quả có thể tham khảo trong quy trình thiết kế cấp phối BTTNC nhằm giảm kinh phí làm thí nghiệm.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu thực nghiệm bê tông hạt nhỏ sử dụng cát nhiễm mặn làm mặt đường ô tô ở Việt Nam

Nghiên cứu thực nghiệm bê tông hạt nhỏ sử dụng cát nhiễm mặn làm mặt đường ô tô ở Việt Nam

Cát nhiễm mặn có trữ lượng lớn và rất nhiều chủng loại ở miền Trung Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây về bê tông hạt nhỏ tập trung sử dụng hàm lượng cốt liệu cát nhiễm mặn cao để giảm lượng cát tự nhiên. Nghiên cứu này tập trung về khảo sát các đặc tính cơ học của bê tông hạt nhỏ sử dụng cát nhiễm mặn và xỉ lò cao thay thế xi măng trong thành phần bê tông hạt nhỏ. Các thử nghiệm cường độ chịu nén, cường độ ép chẻ, cường độ chịu kéo khi uốn và độ mài mòn được thực hiện. Kết quả cường độ chịu nén 28 ngày tuổi đạt từ 50 MPa, cường độ chịu kéo khi uốn đạt từ 7 MPa, độ mài mòn thấp hơn 0,3 g/cm2. Bê tông hàm lượng tro bay cao này có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của bê tông mặt đường cấp cao.

Diễn đàn khoa học
Thực nghiệm hiện trường mặt đường bê tông hạt nhỏ sử dụng cát mịn và phụ gia khoáng ở tỉnh Quảng Ngãi

Thực nghiệm hiện trường mặt đường bê tông hạt nhỏ sử dụng cát mịn và phụ gia khoáng ở tỉnh Quảng Ngãi

Bài báo trình bày kết quả từ thực nghiệm hiện trường về cường độ nén, ép chẻ và khả năng chống thâm nhập clorua của các loại bê tông hạt nhỏ (BTHN) cấp 35 MPa và 45 MPa, thí nghiệm được thực hiện trên các mẫu đúc trong phòng, mẫu đúc và mẫu khoan ngoài hiện trường ở 7 và 28 ngày. Trong thành phần của BTHN sử dụng tổ hợp 35% xỉ lò cao (XL) và 20% tro bay (TB). Mặt đường BTHN thi công ngoài hiện trường được bảo dưỡng (BD) bằng cách phủ lớp cát dày 5 cm và tưới nước giữ ẩm trong 3 điều kiện: 7 ngày, 10 ngày và 14 ngày. Các mẫu bê tông đúc ngoài hiện trường được BD ẩm cùng điều kiện với mặt đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phương pháp BD ẩm có ảnh hưởng đáng kể đến cường độ và khả năng chống thâm nhập clorua của mặt đường BTHN ngoài hiện trường, thời gian BD ẩm càng dài thì cường độ của bê tông càng cao và độ thấm clorua càng thấp. Cường độ yêu cầu của BTHN thi công ngoài hiện trường ở các điều kiện BD ẩm khác nhau đều đạt yêu cầu so với cường độ thiết kế.

Diễn đàn khoa học
Yếu tố nào ảnh hưởng quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc?

Yếu tố nào ảnh hưởng quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc?

Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật PLS-SEM phân tích dữ liệu khảo sát với 317 mẫu bằng phần mềm SmartPLS 3.0 và đã xác định được 7 yếu tố có ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến kết quả công tác quản lý chất lượng xây dựng (QLCLXD) công trình đường bộ khu vực phía Bắc theo thứ tự giảm dần, gồm có: chuỗi cung ứng; năng lực và văn hóa chất lượng của các đơn vị tư vấn; hệ thống văn bản pháp lý và tài liệu hướng dẫn liên quan; năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát nhà nước tại công trường; năng lực và văn hóa chất lượng của chủ đầu tư và điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu thực nghiệm một số chỉ tiêu cơ lý của các loại hỗn hợp đá - nhựa dùng cho lớp mặt dưới hoặc lớp móng trên của kết cấu áo đường mềm tại Việt Nam

Nghiên cứu thực nghiệm một số chỉ tiêu cơ lý của các loại hỗn hợp đá - nhựa dùng cho lớp mặt dưới hoặc lớp móng trên của kết cấu áo đường mềm tại Việt Nam

Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong phòng một số chỉ tiêu cơ lý của 5 loại hỗn hợp đá-nhựa nóng thường dùng cho lớp mặt dưới hoặc lớp móng trên của kết cấu áo đường mềm tại Việt Nam (BTNC19, BTNC25, ĐGCN25, BTNR19 và BTNR25). Các chỉ tiêu nghiên cứu thực nghiệm bao gồm độ ổn định Marshall (S), độ ổn định Marshall còn lại (Rs), mô-đun đàn hồi tĩnh (Et), mô-đun đàn hồi xác định bằng phương pháp kéo gián tiếp tải trọng trùng phục (mô-đun đàn hồi động, Ed), cường độ chịu kéo khi uốn (Rku) và độ bền mỏi bằng thử nghiệm uốn dầm 4 điểm.

Diễn đàn khoa học
Đánh giá thực nghiệm sức kháng va đập của vữa tự chảy gốc xi măng và vữa expoxy bằng thí nghiệm Charpy

Đánh giá thực nghiệm sức kháng va đập của vữa tự chảy gốc xi măng và vữa expoxy bằng thí nghiệm Charpy

Bài báo trình bày thí nghiệm Charpy để đánh giá sức kháng va đập của vữa được làm bằng vật liệu có chất kết dính khác nhau. Các mẫu CG cứng được thử nghiệm sau 7, 14, 28 và 56 ngày bảo quản trong nước, trong khi các mẫu EG được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm. Kết quả là sức kháng va đập của mẫu EG lớn hơn mẫu CG thông qua thử nghiệm. Điều này chỉ ra rằng, khả năng hấp thụ năng lượng của vật liệu EG tốt hơn CG. Qua đó, đặc trưng của chất kết dính ảnh hưởng rõ rệt đến sức kháng va đập của vữa.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu thực nghiệm và mô phỏng xác định ứng xử chịu lực của tấm tường rỗng bằng bê tông cốt lưới dệt

Nghiên cứu thực nghiệm và mô phỏng xác định ứng xử chịu lực của tấm tường rỗng bằng bê tông cốt lưới dệt

Bê tông cốt lưới dệt (Textile Reinforced Concrete - TRC) là một loại vật liệu mới, kết hợp cốt lưới dệt có cường độ cao và bê tông hạt mịn. TRC đã được áp dụng rất hiệu quả để tăng cường các kết cấu bê tông cũ, chế tạo kết cấu bê tông mới, đặc biệt là các cấu kiện bê tông đúc sẵn có dạng thành mỏng. Với nhiều ưu điểm, như được cấu thành từ vật liệu có khả năng chịu lực cao, cốt lưới dệt không bị ăn mòn như cốt thép…, TRC có khả năng được sử dụng để chế tạo cấu kiện dạng tấm tường rỗng đúc sẵn trong các công trình dân dụng. Bài báo trình bày một số kết quả thực nghiệm và mô phỏng nhằm xác định ứng xử chịu cắt và chịu uốn, đồng thời đề xuất kích thước cấu tạo hợp lý cho dạng cấu kiện tấm tường rỗng được chế tạo từ bê tông cốt lưới dệt.

Diễn đàn khoa học
Một nghiên cứu thực nghiệm bê tông hàm lượng tro bay cao có cường độ cao làm mặt đường ô tô ở Việt Nam

Một nghiên cứu thực nghiệm bê tông hàm lượng tro bay cao có cường độ cao làm mặt đường ô tô ở Việt Nam

Nghiên cứu này trình bày về thiết kế thành phần bê tông xi măng hàm lượng tro bay cao làm đường theo Tiêu chuẩn ACI211.1 với tỷ lệ thay thế xi măng từ 30 - 50% theo khối lượng với cường độ mục tiêu là 45 MPa. Các yêu cầu kỹ thuật của bê tông hàm lượng tro bay cao làm đường được đánh giá bao gồm cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo khi uốn, mô-đun đàn hồi, độ mài mòn của các loại bê tông với hàm lượng tro bay thay thế từ 30 - 50% theo khối lượng chất kết dính.

Diễn đàn khoa học
Nghiên cứu thực nghiệm Stone Mastic Asphalt hạt 16 mm (SMA 16) với nhựa PMB và sợi xơ dừa

Nghiên cứu thực nghiệm Stone Mastic Asphalt hạt 16 mm (SMA 16) với nhựa PMB và sợi xơ dừa

Hiện nay, ở Việt Nam chưa ban hành tiêu chuẩn hướng dẫn thiết kế, sản xuất, thi công và nghiệm thu SMA. Vì vậy, đề tài nghiên cứu thực nghiệm SMA 16 là cần thiết. Trong đó, chất dính kết là nhựa đường PMB III, sợi xen-lu-lô dùng loại tự nhiên sẵn có ở Bến Tre: sợi xơ dừa. Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật dùng trong tính toán.

Diễn đàn khoa học