Thỏa thuận cắt sản lượng dầu thô của OPEC trên bờ vực đổ vỡ

Doanh nghiệp 24/10/2016 15:57

Triển vọng cắt sản lượng của OPEC có thể “chết yểu” trước cả thời điểm được đưa ra thảo luận vào cuối tháng này.

 

oil9_wgcg
 

Triển vọng cắt sản lượng của OPEC có thể “chết yểu” trước cả thời điểm được đưa ra thảo luận vào cuối tháng này. 

Trang Business Insider dẫn nguồn thạo tin từ Iraq cho biết cuối tuần qua, nước này cùng các nước khác là Iran, Nigeria và Libya đã xin rút khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Theo lịch trình, thỏa thuận này sẽ được đưa ra bàn bạc trong phiên họp sắp tới của nhóm vào cuối tháng 11. 

Bộ trưởng dầu mỏ của Iraq Jabar Ali al-Luaibi cho biết nước này đang muốn được coi là ngoại lệ trong kế hoạch cắt giảm sản lượng, vì nước này đang chiến đấu với Tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng. 

Sản lượng hiện tại của nước này đang là 4,7 triệu thùng/ngày, có tiềm năng tăng trong những tháng tới. 

Hiện sản lượng của Iraq cao hơn so với ước tính của OPEC là 500.000 thùng/ngày. Nước này vẫn là nguồn nảy sinh mâu thuẫn chính trong kế hoạch của OPEC. Khối chuẩn bị áp hạn ngạch riêng cho từng nước vào ngày 30/11. 

Ông Jabar Ali al-Luaibi nói thị phần dầu thô của Iraq trên thị trường quốc tế đã bị giảm sút sau nhiều năm xung đột, mức sản lượng hết công suất đáng lẽ phải là 9 triệu thùng/ngày. 

Ngoài khối, Nga cũng đã từ chối cắt sản lượng để ủng hộ OPEC. Moscow đã vạch ra kế hoạch tăng sản lượng từ 10,9 triệu thùng lên 11,1 triệu thùng đến năm 2020.

Đây không phải lần đầu tiên Nga bất hợp tác hoặc “nuốt lời hứa” với OPEC. Gần đây nhất vào năm 2002, OPEC đặt mục tiêu cắt giảm 1,5 triệu thùng/ngày cho thành viên trong khối, 500.000 cho các nước ngoài khối và riêng mức 150.000 thùng cho Nga. Tuy nhiên, Nga đã không nghiêm túc thực hiện, và sản lượng vẫn tăng 8,4% trong cả năm. 

Tháng 10, OPEC đã đạt được thỏa thuận đóng băng và hướng tới cắt giảm sản lượng giữa các nước thành viên tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo đó, mức cắt giảm sẽ vào khoảng 1,2-1,5 triệu thùng/ngày xuống còn 32,5 - 33 triệu thùng và có hiệu lực trong vòng 6 tháng từ giữa tháng 11 tới. Thỏa thuận được kỳ vọng sẽ vực giá dầu lên mức ít nhất 55 USD/thùng.

Đặt kỳ vọng và thỏa thuận, Ngân hàng thế giới vừa nâng dự báo giá dầu thô năm 2017 từ mức 53 USD/thùng lên 55 USD/thùng. Dự báo giá dầu thô trung bình vẫn giữ nguyên ở mốc 43 USD/thùng trong năm 2016.

Ý kiến của bạn

Bình luận