Thiết kế sản phẩm mới của dịch vụ vận tải đường sắt

Sản phẩm 30/07/2013 15:52

GS.TSKH. Nguyễn Hữu Hà Trường Đại học GTVT ThS. Lê Tiến Dũng Xí nghiệp Vận dụng toa xe khách Hà Nội Người phản biện: PGS. TS.Phạm Công Hà


Tóm tắt: Bài báo nêu những đặc điểm của công tác thiết kế sản phẩm mới của dịch vụ vận tải đường sắt; đề xuất quy trình và các nội dung cụ thể cho quá trình thiết kế sản phẩm mới.
Abstract: Article outlined the characteristics of the new product design of rail transport services .Proposal process and content specific to the process of designing new products

Sản phẩm mới là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ thành công của các doanh nghiệp trên thị trường bởi các doanh nghiệp tồn tại và phát triển dựa trên các sản phẩm đã được thiết kế và đưa vào sản xuất. Doanh nghiệp vận tải đường sắt với các sản phẩm đặc biệt cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi các sản phẩm được xã hội thừa nhận thì doanh nghiệp bán ra được nhiều sản phẩm, làm ăn phát đạt, còn khi sản phẩm bị thừa ế không bán được thì doanh nghiệp sẽ thua lỗ, phá sản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các doanh nghiệp nhưng nguyên nhân chính vẫn là sản phẩm của họ không được xã hội thừa nhận. Sự không thừa nhận này có thể là ngay từ ban đầu,  có thể là sau một thời gian. Các đối thủ cạnh tranh dựa vào các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nghiên cứu thị trường để đưa ra các sản phẩm mới thay thế các sản phẩm cũ đã lạc hậu. Doanh nghiệp nếu không phát triển được các sản phẩm mới thì sẽ dần bị loại ra khỏi thị trường.
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong những năm qua, ngành vận tải đường sắt đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới như tầu SE3, SE4 chạy 28h từ Hà Nội vào Sài Gòn; tầu du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn, các đoàn tầu chuyên đoàn, chuyên tuyến… Những cố gắng trên đã nâng cao được một phần năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cho ngành đường sắt. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công thì cũng có nhiều sản phẩm mới được đưa ra nhưng không thành công trên thị trường vận tải. Ví dụ: Hành trình Giáp Bát – Hà Đông – Phú Diễn – Đông Anh lên Yên Bái đã không thành công do hành trình chạy dài hơn 6 giờ, hành khách ít…; tổ chức chạy tầu du lịch tuyến vành đai Hà Nội – Hà Đông – Phú Diễn – Đông Anh – Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội bằng các mác tầu 2001-2002 vào các ngày cuối tuần cũng phải dừng lại do chất lượng phục vụ thấp, thời gian chạy là 5 giờ nhưng thiếu sự kết hợp với nhu cầu du lịch, tham quan danh lam thắng cảnh…

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 7/2013
Bia thang 7

Ý kiến của bạn

Bình luận