Thế giới đang trong cuộc chạy đua mới về số lượng tòa nhà chọc trời

Tác giả: khoahoc.tv

saosaosaosaosao
Xã hội 22/07/2018 09:09

Cao ốc hay tòa nhà chọc trời đang dần trở thành thước đo cho sự phồn vinh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.

skyscrapers-1078x516-1531458090442339401809-crop15
 ảnh minh họa

Thành tựu kiến trúc lớn nhất của mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế chính là những biểu tượng mà cả xã hội tôn vinh, ví như một tòa nhà chọc trời. Trải qua thời gian, những giá trị đó cũng dần thay đổi theo thời gian.

Ngày nay niềm tin tối thượng ở nhiều nơi trên thế giới về chủ nghĩa tư bản không chỉ là một nền kinh tế hùng mạnh mà còn là những tòa nhà chọc trời thương mại ấn tượng.

Nhìn chung chỉ có các thành phố lớn mới có đủ nguồn lực để xây dựng các tòa nhà chọc trời. Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi khi quá trình đô thị hóa toàn cầu buộc mỗi nền kinh tế phải tạo ra một điểm nhấn để tự khẳng định mình trước bạn bè quốc tế. Đó cũng là lý do dẫn tới sự bùng nổ một cuộc chạy đua mới, nơi các thành phố đua nhau xây dựng các tòa nhà chọc trời lớn nhất thế giới.

Trong hai năm qua, đã có 39 tòa nhà chọc trời cao trên 300m được xây dựng và 5 trong số đó đủ để che khuất chiều cao của tòa nhà Empise State, nơi từng là biểu trưng cho sự phồn thịnh của xứ cờ hoa. Số lượng tòa nhà chọc trời đã tăng hơn 402% kể từ năm 2000 và độ cao trung bình cũng đã tăng lên đáng kể.

Giữa tâm nóng của cuộc chạy đua cao ốc trên thế giới, có thể kể đến một số quốc gia dẫn đầu dưới đây:

Trung Quốc

Gần như mọi thành phố lớn của Trung Quốc đều xuất hiện những tòa nhà chọc trời đang được xây dựng. Từ năm 2012 đến nay, Trung Quốc đã có có thêm 38 tòa nhà chọc trời cao trên 300 mét và thêm 16 tòa nhà khác dự kiến sẽ hoàn thiện trong năm 2018 này.

Đặc biệt, Hồng Kông, Thâm Quyến và Quảng Châu là những nơi chứng kiến sự bùng nổ của những tòa nhà chọc trời nhanh nhất thế giới. Hiện nay, có 46 trong số 100 tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới nằm ở Trung Quốc và con số này chắc chắn sẽ tăng nhanh trong vài năm tới.

UAE

Hoạt động xây dựng trở nên rầm rộ tại vùng Trung Đông trong suốt nhiều thập kỷ qua. Tất cả nhà cửa ở đây đều được định hướng theo chiều dọc. Có khoảng 1000 tòa nhà cao tầng ở Dubai và 13 dự án xây dựng mới dự kiến sẽ vượt mốc 300m.

Tháp Jeddah, một tòa nhà chọc trời hiện đang được xây dựng tại Ả Rập Xê-Út sẽ phá vỡ cột mốc chiều cao lên tới 1km khi nó hoàn thành vào năm 2019. Trước đó, tòa tháp Burj Khalifa được coi là tòa nhà cao nhất thế giới với độ cao lên tới 828m

Nga

Nga là một trong những quốc gia tạo ra sự khác biệt dù nằm ở Châu Âu, nơi đa phần các quốc gia chọn lối kiến trúc là các ngôi nhà thấp tầng. Mặc dù vậy ở trung tâm Matxcova đã có khoảng 4 tòa tháp trên 300m được xây dựng kể từ năm 2012 tới nay.

Trước đó vào năm 2012, Matxcova cũng xuất sắc vượt Luân Đôn, Anh trở thành nơi sở hữu nhiều tòa nhà cao tầng nhất Châu Âu.

Mỹ

Vào những năm đầu thế kỷ 20, Mỹ từng là nhà vô địch không thể chối cãi về số lượng tòa nhà chọc trời. Nhưng tới nay, số lượng cao ốc đã giảm đi đáng kể. Trong thực tế chỉ có khoảng 6 tòa tháp cao trên 300m được xây dựng trong vòng 20 năm qua.

Tất nhiên nước Mỹ vẫn có những ngoại lệ, đặc biệt là TP. New York, trái tim của nhiều người yêu mến nước Mỹ hiện đang có 30 tòa nhà chọc trời đang được xây dựng.

Trong tương lai không xa, tòa nhà chọc trời chắc chắn sẽ trở thành biểu trưng quan trọng nhất của nền văn minh nhân loại. Khi đó số lượng cao ốc và tòa nhà chọc sẽ là tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá mức độ phồn thịnh, giàu có của một quốc gia.

Ý kiến của bạn

Bình luận