Thái Lan, Malaysia, Indonesia quyết liệt thu hút FDI rời Trung Quốc

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Thị trường 20/11/2019 17:12

Chính phủ Malaysia thậm chí lên kế hoạch cử đại diện của chính phủ đi vận động khoảng 60 công ty đa quốc gia mở nhà máy tại Malaysia.

thailannikkei2_pukl

Ảnh: Nikkei

Thái Lan và Malaysia đang cố gắng thu hút các nhà sản xuất rời khỏi Trung Quốc nhằm né tránh tác động của chiến tranh thương mại, hai nước này đang cố gắng để trở thành trung tâm sản xuất trong bối cảnh chi phí lao động cao đe dọa tác động xấu đến vị thế của Việt Nam trong vai trò địa điểm sản xuất thay thế cho Trung Quốc, theo nhận định được đưa ra bởi Nikkei trong bài báo mới được đăng tải.

Theo Nikkei, chính phủ hai nước này đang đưa ra chính sách khuyến khích thuế quan nhằm thu hút các công ty sản xuất, Indonesia cũng đang tính đến biện pháp tương tự. Nỗ lực của họ có thể thay đổi mạng lưới chuỗi cung ứng ở châu Á.

Vào tháng 9/2019, chính phủ Thái Lan công bố gói hỗ trợ, theo đó thuế dành cho doanh nghiệp nước ngoài được điều chỉnh giảm một nửa nếu họ cam kết đầu tư ít nhất 33 triệu USD. Để có thể được chấp thuận giảm thuế, hoạt động đầu tư cần phải được tiến hành trước thời điểm cuối năm 2021 và được ưu tiên với đầu tư vào các ngành như điện tử công nghệ cao và công nghệ sinh học.

Đây là những lĩnh vực được ưu tiên trong Hành lang Kinh tế Phía Đông, một khu vực phát triển ngành công nghiệp mà Thái Lan đang đặt trọng tâm phát triển. EEC được đặt ở trung tâm của chương trình nghị sự nhằm nâng Thái Lan từ một nền kinh tế thu nhập trung bình lên một nền kinh tế phát triển.

Ngày một nhiều công ty Trung Quốc đang chuyển đến Thái Lan nhằm tránh tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc. Vào tháng 4/2019, công ty Prinx Chengshan đã quyết định xây dựng nhà máy 600 triệu USD tại đây. Đầu tư của Trung Quốc vào Thái Lan dự kiến tăng 30% trong năm nay lên 71,5 tỷ bath, theo dự báo của chính phủ Thái Lan.

Không chịu thua kém, trong tháng trước, Malaysia đã ký thông qua chương trình hỗ trợ đầu tư quy mô khoảng 1 tỷ ringgit tức khoảng 240 triệu USD trong 5 năm. Chương trình hỗ trợ này nhắm đến nhiều doanh nghiệp nước ngoài và công ty mới, trong đó bao gồm gói giảm thuế và hỗ trợ tài chính.

Malaysia sẽ nhanh chóng lựa chọn khác 60 công ty đa quốc gia, chính phủ sẽ vận động họ mở nhà máy tại Malaysia. Các công ty Trung Quốc và Nhật dự kiến sẽ được chính phủ nhắm đến.

Nửa đầu năm 2019, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia tăng gần gấp đôi lên 49,5 tỷ ringgit. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể coi như nguyên nhân quan trọng.

Indonesia, nước đông dân nhất Đông Nam Á, cũng không nằm ngoài cuộc chiến cạnh tranh giành đầu tư nước ngoài. Cuối tháng 10/2019, Tổng thống Koko Wikodo đã yêu cầu Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề kinh tế tính đến phương án giúp nâng tối đa vị thế của Indonesia trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo tính toán của Nikkei, cho đến nay, Việt Nam là nước hưởng lợi lớn nhất từ chiến tranh thương mại. Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8/2019, trong tổng số 33 công ty Trung Quốc lựa chọn chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, 23 công ty chọn Việt Nam, theo khảo sát của WorldBank.

Xu thế đầu tư tăng đột biến này giúp cho GDP Trung Quốc quý 3/2019 tăng trưởng khoảng hơn 7% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi xuất khẩu từ cả Đài Loan và Malaysia đã đi ngang trong thời gian gần đây, xuất khẩu của Việt Nam quý 3/2019 tăng trưởng 7,31%, cao hơn so với mức 6,73% trong quý 2/2019.

Một phần sức hấp dẫn của Việt Nam nằm ở chi phí lao động thấp. Với người lao động trong ngành sản xuất, chi phí lao động tại Bangkok cao gấp 2,4 lần so với Hà Nội (thời điểm tháng 1/2014), Kualua Lumpur cao gấp 2,8 làn.

Thế nhưng tính đến tháng 1/2019, tỷ lệ này chỉ còn 1,9 lần. Nếu xét đến chất lượng hạ tầng của Việt Nam, sẽ thật khó để cho rằng Việt Nam là địa điểm sản xuất thay thế lý tưởng cho Trung Quốc.

Ý kiến của bạn

Bình luận