Tên lửa Vityaz - "Mắt thần" nguy hiểm nhất thế giới của Nga

Tác giả: Soha.vn

saosaosaosaosao
Ứng dụng 20/08/2017 07:07

Hệ thống tên lửa Vityaz bắt đầu được nghiên cứu phát triển từ năm 2007, nó có khả năng theo dõi đồng loạt 40 mục tiêu


 

photo-1-1502957297590-0-28-270-464-crop-1502957340

Hệ thống tên lửa phòng không Vityaz

 

Trước đó vào năm 2012, Bộ Quốc phòng Nga đã từng tuyên bố, lực lượng phòng không Nga sẽ nhận được hơn 30 hệ thống tên lửa tầm trung Vityaz trước năm 2020.

Hệ thống tên lửa Vityaz bao gồm một radar mảng pha hiện đại, có khả năng theo dõi đồng loạt 40 mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu; một xe chỉ huy di động mới và 3 xe bệ phóng, mỗi xe có khả năng mang 12 tên lửa phóng thẳng đứng, biến thể của tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động 9M96.

Một tổ hợp chiến đấu của tên lửa Vityaz bao gồm 1 trạm điều khiển bắn, có trang bị radar cảnh giới và bắt bám máy bay hay tên lửa địch; 3 xe phóng tên lửa và các xe tiếp đạn. Các tên lửa được đặt thành cụm gồm 2 lớp, mỗi lớp 6 ống phóng thẳng đứng với 12 quả tên lửa sẵn sàng bắn.

Tên lửa Vityaz là hệ thống phòng không cơ động đa năng, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các mục tiêu đường không, từ máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và các loại vũ khí không đối đất có hoặc không có điều khiển.

Hệ thống tên lửa Vityaz sẽ bổ sung cho các hệ thống phòng không Morfey, S-400 và S-500 trong mạng lưới phòng thủ vũ trụ tương lai của Nga. Ria Novosti khẳng định, Vityaz đã vượt quá tính năng của một hệ thống phòng không tầm trung, khi nó có thể sử dụng một loại tên lửa có tầm bắn từ 5 km đến 120 km và ở độ cao từ 5 mét đến cận vũ trụ.

Tương tự như tên lửa phòng không tầm xa S-300 và S-400, Vityaz cũng sử dụng phương pháp phóng “nguội” để bắn tên lửa, tức là sử dụng khí nén để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng đến độ cao 30 m, sau đó động cơ chính của tên lửa mới bắt đầu khởi động. 

Phương pháp này tuy cần một cơ cấu phóng phụ và khó thiết kế cho các tên lửa cỡ nhỏ nhưng nó có độ an toàn rất cao, giúp bảo vệ bộ ống phóng và các tên lửa còn lại nếu không may một tên lửa bị phóng hỏng.

Đặc biệt, các xe phóng tên lửa và xe chỉ huy đều liên lạc với nhau qua hệ thống datalink giúp chúng có khả năng chia sẻ mục tiêu với nhau cũng như với các hệ thống phòng không khác. 

Một ống phóng của Vityaz có thể chứa 1 tên lửa tầm trung 9M96E/E2 hay 4 tên lửa tầm ngắn 9M100 (ống phóng tên lửa S-400 có thể chứa 1 tên lửa tầm siêu xa 40N6 hoặc 1 tên lửa tầm xa 48N6 hoặc 4 tên lửa tầm trung 9M96E/E2).

Trong báo cáo về hiện đại hóa quân đội Nga trong giai đoạn tới, tướng Anatoly Gulyaev, giám đốc bộ phận khí tài thuộc Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các hệ thống Buk cũ sắp tới sẽ bị thải loại dần dần và thay thế bằng tên lửa phòng không Vityaz. Nga cũng để ngỏ khả năng xuất khẩu Vityaz ra thị trường vũ khí thế giới.

Trong đó, Almaz/Antey của Nga đã giúp Hàn Quốc phát triển tên lửa phòng không Cheolmae-2 sử dụng tên lửa tương tự 9M96 dựa trên những công nghệ của Vityaz. Ngoài ra, các phiên bản xuất khẩu của Vityaz sẽ sớm hoàn thành và đưa ra chào hàng cho các khách hàng truyền thống của Nga.

Ý kiến của bạn

Bình luận