Tên lửa PL-10E Trung Quốc vô hại với máy bay Mỹ

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Ứng dụng 22/08/2019 06:16

Với hệ thống gây nhiễu điện tử mới, những tên lửa đối không đầu dò hồng ngoại tốt nhất của Nga và Trung Quốc đều vô hại với máy bay Mỹ.

ten-lua-pl10e-trung-quoc-vo-hai-voi-may-bay-my_216
Hệ thống LAIRCM tích hợp trên máy bay Mỹ.

Không quân Mỹ vừa trao cho nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman bản hợp đồng cung cấp khí tài gây nhiễu điện tử tiên tiến để bảo vệ chiến đấu cơ và một số máy bay quân sự trong trang bị của Mỹ.

Tổ hợp gây nhiễu được biết đến với tên gọi Hệ thống đối kháng hồng ngoại cỡ lớn (LAIRCM) được thiết kế để bảo vệ các máy bay trước những quả tên lửa trang bị đầu dò hồng ngoại đang bắn tới nhờ khả năng tự động phát hiện tên lửa và kích hoạt hệ thống bảo vệ bằng tia laser cường độ cao.

Cách can thiệp của LAIRCM khiến những tên lửa tấn công mất khả năng xác định mục tiêu và tự kích nổ hoặc lao xuống đất. Chính vì vậy, người Mỹ tin rằng, LAIRCM không chỉ khiến những tên lửa phòng không vác vai mà cả tên lửa với đầu dò hồng ngoại tầm gần hàng đầu của Trung Quốc là PL-10E cũng trở thành vô hại.

Loại tên lửa này được Không quân Trung Quốc trang bị cho các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của họ, bao gồm cả máy bay thế hệ thứ 5. Động cơ của tên lửa PL-10E là loại động cơ kiểm soát vector lực đẩy, cho phép tên lửa thực hiện những chuyển động phức tạp và linh hoạt trong phạm vi hẹp, là loại động cơ nhiên liệu rắn.

Theo đại diện của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, PL-10E sẽ trở thành mối đe dọa trực tiếp đến chiến đấu cơ và lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, với việc máy bay Mỹ được trang bị LAIRCM, nỗ lực tấn công của PL-10E không thể thực hiện được.

Đây cũng là tình trạng mà loạt tên lửa trong Không quân Nga gặp phải, trong đó có tên lửa không đối không R-27T, R-27R, R-74... Đây là những tên lửa đánh chặn được trang bị đầu dò hồng ngoại, giúp bám bắt mục tiêu mà không cần radar dẫn đường.

Nếu sức mạnh của LAIRCM thực sự như Northrop Grumman công bố thì đây là nguy cơ lớn với Nga bởi R-74 được xác định là vũ khí cận chiến uy lực hàng đầu hiện nay dành cho các tiêm kích thế hệ mới của Nga bao gồm Su-35S và Su-57.

R-74 chính là phiên bản nâng cấp của tên lửa Vympel R-73 (AA-11 Archer) nổi tiếng, nó được thiết kế để tiêu diệt máy bay đối phương trong mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày lẫn ban đêm, kể cả khi bị gây nhiễu hay chế áp điện tử mạnh.

Đầu đạn của tên lửa R-74 là loại cận đích, trọng lượng tổng thể 8 kg, bao gồm cả thuốc nổ lẫn mảnh văng. R-74 có hai biến thể đó là R-74M cải tiến tầm bắt bám mục tiêu cùa đầu tự dẫn hồng ngoại và R-74M2 nâng cấp hình dạng nhằm giảm diện tích phản xạ radar đồng thời tăng hiệu suất ngang ngửa với AIM-9X (Mỹ) và ASRAAM (châu Âu).

Hiện tại nhà sản xuất chưa công bố tên lửa R-74 cùng với các biến thể của nó có được trang bị tính năng "khóa mục tiêu sau khi phóng - LOAL" tương tự nhiều dòng tên lửa không chiến trong tầm nhìn tối tân nhất thế giới đang có trong trang bị của không quân NATO và đồng minh hay không.

Nhưng dù có được tích hợp thêm tính năng này thì khi phải đối đầu với LAIRCM trên máy bay Mỹ, tên lửa Nga gần như không có cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ.

Ý kiến của bạn

Bình luận