Tất tật ma trận kiến thức đề thi THPTQG 2019 học sinh cần biết

24/12/2018 06:04

Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước đã ban hành công văn yêu cầu các trường trung học phổ thông bắt tay vào xây dựng kế hoạch ôn tập cho học sinh lớp 12, để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ diễn ra vào 6 tháng tới.

Diem-Chuan-2018

Một trong những bước quan trọng trong kế hoạch này là giúp học sinh xây dựng được ma trận kiến thức với từng môn học để tránh gặp áp lực trong việc ôn tập.

Trong đó, đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố được xác định là một tài liệu cần thiết để giáo viên khái lược những kiến thức, dạng bài có thể xuất hiện trong đề thi thật, từ đó có định hướng giúp học sinh ôn tập.

Từ nhu cầu này, giáo viên của Hệ thống Giáo dục Học Mãi đã có những phân tích về ma trận kiến thức xuất hiện trong đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019, giáo viên và học sinh cả nước có thể tham khảo để xây dựng kế hoạch ôn tập cho mình.

Dước đây là ma trận kiến thức môn Lịch sử trong đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019:

De-Thi-THPT-Quoc-Gia
Bảng phân tích các dạng câu hỏi, kiến thức  (ma trận kiến thức) xuất hiện trọng đề thi tham khảo THPT quốc gia 2019.

Theo đánh giá của giáo viên Hệ thống giáo dục Học Mãi, đề thi tham khảo môn Lịch sử THPT quốc gia 2019 khá an toàn so với đề thi THPT quốc gia 2018.  Điều này thể hiện ở tỉ lệ câu hỏi lớp 11 đưa vào đề thi chỉ chiếm 12,5% (5/40 câu hỏi của đề thi), không có kiến thức lớp 10 như thông tin trước đó.

Ngoài ra, tỉ lệ câu hỏi vận dụng cao cũng giảm hẳn so với năm 2018 chỉ chiếm 8 câu (20%)- đề thi THPT quốc gia 2018 chiếm 12 câu vận dụng cao.  Các câu hỏi trải đều ở các chuyên đề lớp 12, ở lớp 11 chủ yếu tập trung vào phần lịch sử Việt Nam.

Các câu hỏi trong đề thi thuộc 6 chuyên đề của Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam. 

Trong đó số lượng câu hỏi dàn đều ở các chuyên đề và tập trung vào các chuyên đề trọng tâm: Các nước Á – Phi – Mĩ La-tinh 1945 - 2000 (4 câu); Việt Nam từ năm 1930 – 1945 (7 câu); Việt Nam từ năm 1954 đến 1975 (8 câu).

Với ma trận kiến thức phân bổ như này, giáo viên của Học Mãi đưa ra lời khuyên, học sinh  chỉ cần nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 7-8.

Để đạt được điểm cao, ngoài kiến thức sách giáo khoa, học sinh còn cần phải có năng lực phân tích, đánh giá và khái quát kiến thức cao.

Trong đó các dạng câu hỏi vận dụng cao hay xuất hiện trong đề thi những năm gần đây là nội dung căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, hay đánh giá vai trò của lực lượng chính trị trong chiến dịch Hồ Chí Minh; khái quát tìm ra điểm chung của cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mĩ…

Ý kiến của bạn

Bình luận