Sử dụng phương trình tương đương trong chẩn đoán lỗi các hệ thống của ô Tô

Khoa học - Công nghệ 09/09/2013 15:45

Trần Quang Hà Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ GTVT Phạm Hữu Nam Đại học Bách khoa Hà Nội Người phản biện: PGS. TS Cù Huy Thành TS. Đinh Xuân Thành


Tóm tắt: Trên các ô tô hiện đại, các hệ thống điều khiển  điện tử được sử dụng ngày càng nhiều, việc phát hiện và chẩn đoán lỗi trong các thành phần của hệ thống có ý nghĩa quan trọng. Trong bài báo, sau phần trình bày tóm tắt về các phương pháp chẩn đoán lỗi là phần phân tích phương pháp sử dụng các quan hệ (phương trình) tương đương để phát hiện lỗi. Cuối cùng, trình bày ví dụ sử dụng phương trình tương đương để phát hiện các lỗi cảm biến trong hệ thống treo bán chủ động.

Abstract: In modern vehicles, electronic controlled system are increasingly used, fault detection and fault diagnosis become more important. After a short introduction to methods for fault detection and diagnosis, the design of dynamic parity relations for the detection of faults, is described. Finally, application examples for fault detection of sensors of semi-active suspension system is given.

Ngày nay, đối với hệ thống điều khiển kỹ thuật trên ô tô hiện đại, ngoài yêu cầu chính về tính năng tự động điều khiển quá trình còn có kèm theo các yêu cầu về tính năng giám sát, phát hiện và chẩn đoán lỗi nhằm duy trì sự hoạt động của hệ thống, giảm thiểu thiệt hại hoặc ngăn ngừa sự cố. Tính năng giám sát cho phép theo dõi các thông số làm việc của hệ thống một cách liên tục trong thời gian thực. Tính năng phát hiện và chẩn đoán các lỗi trong cơ cấu chấp hành, các thành phần hoặc thiết bị cảm biến cho phép cảnh báo và khoanh vùng xác định vị trí gây ra lỗi, nhờ đó rút ngắn được thời gian và công sức khi khắc phục hư hỏng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực phát hiện và chẩn đoán lỗi [1, 2, 3..].

Lỗi được định nghĩa là độ sai lệch quá mức cho phép của ít nhất một tính chất đặc trưng (thông số làm việc) của hệ thống so với  các giá trị chuẩn (hoặc chấp nhận được) của nó. Do đó, lỗi là một trạng thái mà nếu để hệ thống tiếp tục làm việc (với trạng thái đó) có thể dẫn đến sự cố hoặc làm hư hỏng của hệ thống. Tính phụ thuộc thời gian của lỗi có thể khác nhau, như trình bày trong hình 1, có thể phân ra các loại: lỗi đột ngột (dạng bước nhảy, đường a), lỗi tiệm tiến (trôi điểm làm việc, đường b), lỗi không liên tục (đường c).

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 8/2013

Bia muc luc

Ý kiến của bạn

Bình luận