Startup xe điện Trung Quốc thiết kế xe theo phong cách iPhone

Tác giả: genk

saosaosaosaosao
Ứng dụng 14/07/2018 11:35

Byton sẽ cho ra mắt chiếc sedan điện K-Byte vào năm 2021.

5b3e439a0eb2be1d008b48fa-960-720-15311940930691639

Nội thất của K-Byte sẽ tương tự nội thất của concept SUV công nghệ cao M-Byte trước đây của Byton

Khi quảng bá cho các mẫu xe điện của mình, các nhà sản xuất có xu hướng nhấn mạnh hai chỉ số hiệu năng  - quãng đường và khả năng tăng tốc - nhằm xóa bỏ tư tưởng rằng xe điện không mạnh mẽ và tiện nghi bằng các xe hơi sử dụng động cơ đốt trong như hiện nay.

Chủ tịch và cũng là nhà đồng sáng lập Byton, Daniel Kirchert, cho biết đối với mẫu xe điện của Byton, chỉ số hiệu năng chỉ nên được xếp ở vị trí thứ 2 sau các tính năng nội thất như không gian buồng lái, màn hình cảm ứng, ghế ngồi tùy biến và khả năng giúp cho việc lái xe trở nên thoải mái hơn.

Ông nhấn mạnh một chiếc xe có khả năng tăng tốc nhanh "không có nhiều ý nghĩa lắm đối với phần lớn người tiêu dùng. Điều mà chúng tôi muốn chú trọng ở đây là khoảng thời gian chất lượng bạn được tận hưởng trong quá trình di chuyển và có thể làm tất cả những gì mình muốn một cách thoải mái nhất".

Byton nghĩ về xe hơi điện như những thiết bị thông minh

5abea23e40080b37008b461c-960-720-15311950149491046


Byton, được thành lập vào năm 2016 với tên gọi Future Mobility Corporation, đã trình làng hai mẫu xe điện SUV M-Byte và sedan K-Byte và lên kế hoạch sản xuất mẫu xe thứ ba là một chiếc MPV bảy chỗ. Kirchert cho biết công ty sẽ tung ra mẫu M-Byte vào năm 2019, K-Byte vào năm 2021 và MPV vào năm 2022. Hai mẫu cao cấp của M-Byte và K-Byte sẽ có phạm vị hoạt động khoảng 523 km, trong khi hai mẫu tiêu chuẩn sẽ là 402 km

Theo triết lý của Byton, xe hơi điện là một thiết bị thông minh - Kirchert nói - một ý tưởng đã được chứng minh qua hai mẫu xe M-Byte và K-Byte. Tại vị trí bảng điều khiển truyền thống, bản concept M-Bye - mà theo Kirchert cho biết đã thể hiện được khoảng 80% thiết kế của phiên bản hoàn thiện - được trang bị một màn hình cảm ứng 49 inch, cùng các màn hình cảm ứng khác trên vô-lăng và phía sau hàng ghế trước. Chiếc M-Byte được trang bị ghế cho phép thiết lập các tùy chỉnh riêng, khả năng tương tác thông qua cử chỉ, và Wi-Fi tích hợp sẵn. Dù Byton vẫn chưa tiết lộ thiết kế nội thất cho mẫu K-Byte nhưng Kirchert cho biết nội thất sẽ đi theo xu hướng thiết kế của M-Byte.

Theo vị chủ tịch này thì một khi tài xế đã lên xe, anh ta sẽ không bao giờ phải rút smartphone ra lần nữa!

Chế độ tự hành Level 4 sẽ xuất hiện vào năm 2020

5a590d2228eeccc2008b4b5b-750-563-15312060549531617

Byton có các lãnh đạo giàu kinh nghiệm đến từ các công ty xe hơi lớn, và có trụ sở tại Thung lũng Silicon

Việc công ty nhấn mạnh tầm quan trọng của tiện nghi bên trong thay vì hiệu năng của xe một phần xuất phát từ suy nghĩ rằng công nghệ tự lái sẽ được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi trong vài năm tới. Kirchert cho biết Byton sẽ bán những mẫu xe tự lái Level 4 với khả năng xử lý toàn bộ các tác vụ lái xe thông thường trong một số tình huống trước thời điểm cuối năm 2020. Đây là mốc thời gian đầy tham vọng, khi mà các công ty đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực xe tự lái như Waymo của Alphabet và Cruise của General Motors cũng dự định giới thiệu dịch vụ đi nhờ xe Level 4 trong năm nay và năm tiếp đó.

Chế độ tự lái Level 4 có lẽ sẽ gặp một số khó khăn trong việc tích hợp vào xe của người tiêu dùng thông thường, vốn đòi hỏi công nghệ này phải hoạt động được ở nhiều địa điểm khác nhau, trong khi dịch vụ đi nhờ xe có thể giới hạn xe tự hành trong một thành phố nhất định. Byton hiện đang hợp tác với Aurora, một startup về công nghệ tự hành cũng đang làm việc với các hãng Volkswagen và Hyundai, để giúp phát triển công nghệ tự lái cho những chiếc xe của họ.

Byton muốn kết hợp ngành công nghiệp ô tô và Thung lũng Silicon

Tuy nhiên, trong những năm tới, công nghệ tự lái sẽ là thách thức phụ đối với Byton, còn mục tiêu chính là chuyển các ý tưởng của họ thành những chiếc xe có thể sản xuất và bán được mà không rơi vào tình trạng cạn vốn. Trong tháng 6, công ty đã kết thúc vòng gọi vốn Series B trị giá 500 triệu USD, nâng tổng số vốn điều lệ của công ty lên hơn 1 tỷ USD. Nhưng trước đây đã có nhiều startup xe hơi điện được đầu tư khá lớn, giới thiệu những concept hào nhoáng, nhưng rồi không bao giờ đi vào sản xuất. Kirchert cho rằng Byton có một số lợi thế sẽ giúp họ tránh việc mất khả năng thanh toán tài chính.

Công ty sẽ sử dụng cùng một nền tảng cho 3 mẫu xe để đơn giản hóa quy trình sản xuất và giúp dễ dàng mở rộng quy mô. Và công ty hy vọng sẽ có thể kết hợp năng lực sản xuất của các nhà sản xuất ô tô lớn với tư duy sáng tạo trong ngành công nghệ cao. Để làm vậy, công ty đã xây dựng một đội ngũ điều hành đầy kinh nghiệm từ các hãng ô tô lớn như BMW và Ford, đồng thời đặt trụ sở Bắc Mỹ của họ tại Thung lũng Silicon.

Kirchert nói: "Chúng tôi không phải là một nhà sản xuất phụ tùng truyền thống, cũng không phải là một công ty internet đơn thuần. Chúng tôi đang tạo ra một số thứ hoàn toàn mới. Chúng tôi đang kết hợp hai thế giới".

Ý kiến của bạn

Bình luận