Singapore, Nhật Bản ứng dụng công nghệ quản lý giao thông

09/01/2019 10:20

Cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội, trong đó có lễ đón năm mới. Đây cũng là thời điểm mà tình hình giao thông tại các thành phố lớn trên thế giới trở nên phức tạp bởi người dân thường di chuyển về nhà sum họp cùng gia đình. Vậy, ở các quốc gia phát triển như Singapore, Nhật Bản, chính quyền làm thế nào để đối phó với tình trạng UTGT dịp cuối năm?

 

He thong thu phi ERP o Singapore
Hệ thống thu phí ERP ở  Singapore

 Công nghệ trong quản lý giao thông theo thời điểm

Để có thể đối phó với tình trạng lưu thông phương tiện không đồng đều vào những thời điểm khác nhau trong ngày, đặc biệt là các dịp lễ và ngày nghỉ, Chính phủ Singapore đã áp dụng công nghệ thu vé điện tử (Electronic Road Pricing - ERP) vào các tuyến đường chính và huyết mạch của thành phố.

Hệ thống ERP được phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp Mitsubishi, bàn giao công nghệ cho Cơ quan Quản lý đường bộ Singapore. Các hệ thống tính phí tự động được lắp đặt trên các tuyến đường chính kết nối vào khu vực trung tâm Singapore và các tuyến đường được đánh giá có mật độ lưu thông phương tiện giao thông lớn hoặc có nguy cơ xảy ra tắc đường theo thời điểm. Các cảm biến của hệ thống được treo ở các dàn tín hiệu giao thông trên cao ở các tuyến đường. Ngoài ra, hệ thống ERP còn được trang bị thêm các camera độ phân giải cao nhằm thu thập thông tin biển số đằng sau xe đi qua. Tính đến năm 2018, Bộ Giao thông Singapore đã trang bị 93 dàn tín hiệu ERP trên các tuyến đường chính tại quốc gia này.

Để có thể sử dụng hệ thống ERP vào việc thu phí không dừng, các phương tiện cơ giới hoạt động tại Singapore đều phải trang bị hệ thống đọc thẻ EZ-Link và Contactless NETS FlashPay -  loại thẻ thanh toán điện tử sử dụng thông qua nạp tiền mặt hoặc chuyển khoản từ ngân hàng thông qua hệ thống ATM. Hệ thống đọc thẻ trên xe hơi được trang bị thêm các cảm biến đồng bộ hóa với hệ thống ERP, qua đó mỗi khi phương tiện đi qua dàn tín hiệu ERP, phí sử dụng đường sẽ được trừ thẳng vào tiền trong thẻ EZ-link. Các chủ phương tiện được yêu cầu phải có tối thiểu 10 SGD bên trong thẻ thanh toán. Nếu thẻ không có đủ số tiền tối thiểu, cơ quan quản lý sẽ gửi thư yêu cầu đóng tiền tới chủ xe với mức phạt 10 SGD cộng với phí sử dụng chưa thanh toán. Nếu chủ xe cố tình không thanh toán có thể phải nhận án phạt bắt giam tới 30 ngày cùng với 1.000 SGD tiền vi phạm nghiêm trọng. Việc sử dụng hệ thống ERP thay cho các trạm thu phí thông thường giúp cho phương tiện giao thông dễ dàng trả phí sử dụng đường bộ mà không cần phải giảm tốc độ hoặc dừng xe trên đường.

Ngoài việc áp dụng ERP vào việc giảm thời gian thanh toán phí trên đường, Chính phủ Singapore còn sử dụng công cụ này vào việc linh động hóa phí sử dụng đường. Qua đó, giá vé sử dụng đường sẽ phụ thuộc vào số lượng xe đang lưu thông và thời gian trong ngày. Ví dụ, một chuyến đi từ khu vực Woodlands tới Raffles Place sẽ chỉ mất 02 SGD vào buổi trưa nhưng có thể lên đến 15 SGD nếu tài xế quyết định sử dụng tuyến đường này vào giờ cao điểm. Việc gia tăng phí sử dụng đường theo mật độ và thời điểm giúp các nhà quản lý giao thông có thể kiểm soát hành vi sử dụng phương tiện của người dân, giảm tải cho các tuyến đường lớn và dàn đều xe lưu thông cho toàn bộ các tuyến đường khác.

Sau khi ERP được áp dụng vào hệ thống giao thông, số lượng xe tham gia giao thông vào giờ cao điểm đã giảm đi 25.000 phương tiện. Tốc độ lưu thông trung bình vào giờ cao điểm cũng được cải thiện thêm 20% và lượng xe đi vào đường tính phí cũng giảm tới 13%. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý giao thông cũng ghi nhận về sự gia tăng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng giờ cao điểm và tốc độ trung bình của các phương tiện trong thành phố vẫn được giữ nguyên bất chấp khối lượng giao thông gia tăng hàng năm do mật độ dân số.

Nhật Bản: ứng dụng công nghệ giao tiếp hai chiều

Vào những mùa cao điểm ở Nhật Bản, cơ quan quản lý giao thông kiểm soát lưu lượng giao thông bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ những biện pháp cơ bản như bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn, giới hạn tốc độ tối đa, cấm xe hạng nặng... cho đến những biện pháp nâng cao nhằm quản lý nhu cầu vận tải. Phương thức quản lý nhu cầu vận tải (TDM) có tác dụng kiểm soát UTGT trong thành phố hoặc một khu vực nào đó bằng cách khuyến khích các tài xế thay đổi hành vi giao thông của họ. Phương thức này bao gồm nhiều biện pháp, chẳng hạn: Ban hành những quy định ưu tiên làn xe buýt và các phương tiện công cộng khác nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng. Giờ học, giờ làm được thay đổi linh hoạt tùy thời điểm để xóa bỏ giờ cao điểm. Nhiều điểm đỗ xe được bố trí gần trạm tàu điện hoặc trạm xe buýt. Tại một số khu vực cao điểm, tài xế sẽ bị thu phí phương tiện cá nhân.

Bên cạnh những biện pháp về mặt quản lý, Nhật Bản còn ứng dụng các biện pháp công nghệ cao, chẳng hạn như hệ thống giao tiếp hai chiều UTMS. Về cơ bản, hệ thống UTMS cho phép kết nối hai chiều giữa phương tiện cơ giới và trung tâm kiểm soát giao thông, để hai bên đều có những thông tin cập nhật về tình trạng giao thông tại thời gian thực. Các thiết bị thu thập thông tin giao thông như: Thiết bị dò tìm công nghệ siêu âm, hồng ngoại, radar; các camera cảm biến cũng như camera CCTV… được lắp đặt trên nhiều tuyến đường trọng yếu để phát hiện, đếm phương tiện, đo lưu lượng và tốc độ lưu thông…, sau đó những thông tin này sẽ được truyền về Trung tâm kiểm soát giao thông để tính toán chiều dài tắc nghẽn và ước tính thời gian di chuyển trên con đường đó. Cũng dựa trên những dữ liệu đó, Trung tâm sẽ điều khiển hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu; cung cấp cho người tham gia giao thông hoạt động của các chuyến xe buýt, tình trạng tắc nghẽn giao thông, ước tính thời gian di chuyển qua tuyến đường đó cũng như cập nhật tình hình chỗ đậu xe sẵn có qua điện thoại

 Singapore: sử dụng công nghệ trong quản lý giao thông theo thời điểm

Để có thể đối phó với tình trạng lưu thông phương tiện không đồng đều vào những thời điểm khác nhau trong ngày, đặc biệt là các dịp lễ và ngày nghỉ, Chính phủ Singapore đã áp dụng công nghệ thu vé điện tử (Electronic Road Pricing - ERP) vào các tuyến đường chính và huyết mạch của thành phố.

Hệ thống ERP được phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp Mitsubishi, bàn giao công nghệ cho Cơ quan Quản lý đường bộ Singapore. Các hệ thống tính phí tự động được lắp đặt trên các tuyến đường chính kết nối vào khu vực trung tâm Singapore và các tuyến đường được đánh giá có mật độ lưu thông phương tiện giao thông lớn hoặc có nguy cơ xảy ra tắc đường theo thời điểm. Các cảm biến của hệ thống được treo ở các dàn tín hiệu giao thông trên cao ở các tuyến đường. Ngoài ra, hệ thống ERP còn được trang bị thêm các camera độ phân giải cao nhằm thu thập thông tin biển số đằng sau xe đi qua. Tính đến năm 2018, Bộ Giao thông Singapore đã trang bị 93 dàn tín hiệu ERP trên các tuyến đường chính tại quốc gia này.

Để có thể sử dụng hệ thống ERP vào việc thu phí không dừng, các phương tiện cơ giới hoạt động tại Singapore đều phải trang bị hệ thống đọc thẻ EZ-Link và Contactless NETS FlashPay -  loại thẻ thanh toán điện tử sử dụng thông qua nạp tiền mặt hoặc chuyển khoản từ ngân hàng thông qua hệ thống ATM. Hệ thống đọc thẻ trên xe hơi được trang bị thêm các cảm biến đồng bộ hóa với hệ thống ERP, qua đó mỗi khi phương tiện đi qua dàn tín hiệu ERP, phí sử dụng đường sẽ được trừ thẳng vào tiền trong thẻ EZ-link. Các chủ phương tiện được yêu cầu phải có tối thiểu 10 SGD bên trong thẻ thanh toán. Nếu thẻ không có đủ số tiền tối thiểu, cơ quan quản lý sẽ gửi thư yêu cầu đóng tiền tới chủ xe với mức phạt 10 SGD cộng với phí sử dụng chưa thanh toán. Nếu chủ xe cố tình không thanh toán có thể phải nhận án phạt bắt giam tới 30 ngày cùng với 1.000 SGD tiền vi phạm nghiêm trọng. Việc sử dụng hệ thống ERP thay cho các trạm thu phí thông thường giúp cho phương tiện giao thông dễ dàng trả phí sử dụng đường bộ mà không cần phải giảm tốc độ hoặc dừng xe trên đường.

Ngoài việc áp dụng ERP vào việc giảm thời gian thanh toán phí trên đường, Chính phủ Singapore còn sử dụng công cụ này vào việc linh động hóa phí sử dụng đường. Qua đó, giá vé sử dụng đường sẽ phụ thuộc vào số lượng xe đang lưu thông và thời gian trong ngày. Ví dụ, một chuyến đi từ khu vực Woodlands tới Raffles Place sẽ chỉ mất 02 SGD vào buổi trưa nhưng có thể lên đến 15 SGD nếu tài xế quyết định sử dụng tuyến đường này vào giờ cao điểm. Việc gia tăng phí sử dụng đường theo mật độ và thời điểm giúp các nhà quản lý giao thông có thể kiểm soát hành vi sử dụng phương tiện của người dân, giảm tải cho các tuyến đường lớn và dàn đều xe lưu thông cho toàn bộ các tuyến đường khác.

Sau khi ERP được áp dụng vào hệ thống giao thông, số lượng xe tham gia giao thông vào giờ cao điểm đã giảm đi 25.000 phương tiện. Tốc độ lưu thông trung bình vào giờ cao điểm cũng được cải thiện thêm 20% và lượng xe đi vào đường tính phí cũng giảm tới 13%. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý giao thông cũng ghi nhận về sự gia tăng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng giờ cao điểm và tốc độ trung bình của các phương tiện trong thành phố vẫn được giữ nguyên bất chấp khối lượng giao thông gia tăng hàng năm do mật độ dân số.

Nhật Bản: ứng dụng công nghệ giao tiếp hai chiều

Vào những mùa cao điểm ở Nhật Bản, cơ quan quản lý giao thông kiểm soát lưu lượng giao thông bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ những biện pháp cơ bản như bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn, giới hạn tốc độ tối đa, cấm xe hạng nặng... cho đến những biện pháp nâng cao nhằm quản lý nhu cầu vận tải. Phương thức quản lý nhu cầu vận tải (TDM) có tác dụng kiểm soát UTGT trong thành phố hoặc một khu vực nào đó bằng cách khuyến khích các tài xế thay đổi hành vi giao thông của họ. Phương thức này bao gồm nhiều biện pháp, chẳng hạn: Ban hành những quy định ưu tiên làn xe buýt và các phương tiện công cộng khác nhằm khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng. Giờ học, giờ làm được thay đổi linh hoạt tùy thời điểm để xóa bỏ giờ cao điểm. Nhiều điểm đỗ xe được bố trí gần trạm tàu điện hoặc trạm xe buýt. Tại một số khu vực cao điểm, tài xế sẽ bị thu phí phương tiện cá nhân.

Bên cạnh những biện pháp về mặt quản lý, Nhật Bản còn ứng dụng các biện pháp công nghệ cao, chẳng hạn như hệ thống giao tiếp hai chiều UTMS. Về cơ bản, hệ thống UTMS cho phép kết nối hai chiều giữa phương tiện cơ giới và trung tâm kiểm soát giao thông, để hai bên đều có những thông tin cập nhật về tình trạng giao thông tại thời gian thực. Các thiết bị thu thập thông tin giao thông như: Thiết bị dò tìm công nghệ siêu âm, hồng ngoại, radar; các camera cảm biến cũng như camera CCTV… được lắp đặt trên nhiều tuyến đường trọng yếu để phát hiện, đếm phương tiện, đo lưu lượng và tốc độ lưu thông…, sau đó những thông tin này sẽ được truyền về Trung tâm kiểm soát giao thông để tính toán chiều dài tắc nghẽn và ước tính thời gian di chuyển trên con đường đó. Cũng dựa trên những dữ liệu đó, Trung tâm sẽ điều khiển hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu; cung cấp cho người tham gia giao thông hoạt động của các chuyến xe buýt, tình trạng tắc nghẽn giao thông, ước tính thời gian di chuyển qua tuyến đường đó cũng như cập nhật tình hình chỗ đậu xe sẵn có qua điện thoại

 

Ý kiến của bạn

Bình luận