Shinkansen làm thay đổi ngành đường sắt thế giới

Tác giả: zing

saosaosaosaosao
Ý kiến phản biện 29/11/2019 07:33

Vào sáng sớm 1-10-1964, một đoàn tàu màu xanh-trắng bóng loáng lướt qua thủ đô Tokyo, hướng về phía Nam để tới thành phố Osaka. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu kỷ nguyên xe lửa đầu đạn - Shinkansen (ảnh) của Nhật Bản, vốn được xem là biểu tượng của sự phục hồi đáng kinh ngạc của xứ hoa anh đào sau Thế chiến thứ 2.

191126155528-hayabusa-yoshikazu-tsuno-afp-via-gett

An toàn tuyệt đối

Và kể từ đó, nó được sử dụng như một công cụ thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản và là tác nhân tạo nên sự đổi mới ở một quốc gia bị bó buộc bởi những quy tắc và tính truyền thống. Trong 55 năm kể từ chuyến tàu đầu tiên, Shinkansen được quốc tế công nhận vượt trội về tốc độ, hiệu quả và tính hiện đại.

Mạng lưới Shinkansen được mở rộng không ngừng kể từ khi tuyến Tokaido dài hơn 500km được hoàn thành hồi năm 1964, cho phép xe chạy với vận tốc 322km/h.

Thật ra, nhu cầu về mạng lưới đường sắt “tiêu chuẩn” xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 nhưng mãi đến những năm 1940, việc xây dựng tuyến Tokaido mới được bắt đầu một cách nghiêm túc. Tuyến đường này là một phần của dự án “đường vòng” châu Á đầy tham vọng nhằm kết nối Nhật Bản với Hàn Quốc và Nga thông qua các đường hầm dưới Thái Bình Dương. Tuy nhiên, kế hoạch xây tuyến Tokaido đã bị hoãn cho đến giữa những năm 1950 khi nền kinh tế Nhật Bản phục hồi mạnh mẽ sau chiến tranh và nhu cầu đi lại giữa các thành phố lớn của nước này trở nên cấp bách.

Bất chấp Nhật Bản là quốc gia có nhiều yếu tố bất lợi như địa hình, khí hậu không ổn định, dễ xảy ra động đất, sóng thần và là nơi chiếm khoảng 10% tổng số núi lửa của thế giới, tuyến Tokaido vẫn hoạt động an toàn tuyệt đối, không có bất kỳ hành khách nào thiệt mạng hay bị thương trong suốt 55 qua và đưa đón hơn 10 tỉ lượt hành khách. Chẳng hạn trong giai đoạn 2016-2017, tuyến Tokaido đã vận chuyển 159 triệu lượt hành khách với 13 chuyến tàu mỗi giờ và mỗi chuyến chở hơn 1.300 người.

Đường sắt cao tốc xuất hiện khắp nơi

Nhật Bản hiện vẫn là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực đường sắt. Các tập đoàn hùng mạnh như Hitachi và Toshiba đang xuất khẩu mỗi năm hàng tỉ USD trang thiết bị xe lửa khắp thế giới.

“Nối gót” Nhật Bản, nhiều nước đã  xây dựng nhiều tuyến đường sắt cao tốc mới trong 4 thập kỷ qua, mà nổi bật nhất là tuyến cao tốc Train à Grande Vitesse (TGV) của Pháp, nối thủ đô Paris và thành phố Lyon, được xây dựng hồi năm 1981.

Giống như Nhật Bản, Pháp đã xuất khẩu thành công công nghệ xây đường sắt cao tốc sang các nước khác như Tây Ban Nha, Bỉ, Hàn Quốc, Anh và gần đây nhất là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên tại châu Phi được triển khai ở Morocco. Mạng lưới TGV của Pháp đã thành công vượt bậc, giúp cắt giảm thời gian đi lại giữa các thành phố lớn của nước này, mang đến cơ hội đi lại tốc độ cao với giá cả phải chăng. Hiện Ý, Đức, Hà Lan, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia đang khai thác các tuyến đường sắt cao tốc chuyên dụng, nối liền các thành phố lớn cũng như cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không nội địa và quốc tế.

Tại Anh, ngoài tuyến đường sắt cao tốc nối thủ đô Luân Đôn với thủ đô Paris (Pháp), Brussels (Bỉ) và Amsterdam (Hà Lan), một tuyến thứ 2 nối Luân Đôn với miền Trung và miền Bắc xứ sương mù đang được xây dựng. Trong khi đó, Ấn Độ và Thái Lan cũng đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc. Ngay cả Mỹ, nơi “chuộng” đường bộ và đường hàng không, cũng có kế hoạch xây các tuyến đường sắt cao tốc ở 2 tiểu bang California và Texas.

Song, đáng chú ý nhất có lẽ là Trung Quốc. Với tiềm lực kinh tế mạnh, Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, lên tới khoảng 29.000km trong vòng chưa đầy 15 năm, sở hữu lượng hành khách thậm chí cao hơn so với Nhật Bản, kết nối hầu hết các khu vực trong nước, kích thích phát triển kinh tế.

Riêng Nhật Bản sẽ không dừng lại. Thế hệ mới xe lửa đầu đạn có tên gọi ALFA-X đang được thử nghiệm với vận tốc lên đến 400km/h, dù vận tốc tối đa khi vận hành chỉ khoảng 362km/h.

Ý kiến của bạn

Bình luận