Sẽ ra sao nếu Grab sáp nhập với GoJek?

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 16/01/2020 05:38

Theo đánh giá của tờ Techinasia việc sáp nhập Grab và GoJek là một lựa chọn không tồi.

presentation1-15789926015761737760551-157899295678

Một trong những điều được thảo luận nhiều trong cộng đồng startup là cuộc chiến khốc liệt giữa Grab và Gojek. Đa phần đều muốn 2 công ty này chiến đấu cho tới khi ngã ngũ – thời điểm một công ty sẽ trở nên thật sự lớn và công ty còn lại sẽ trắng tay. Một số người khác lại có ý tưởng khác, họ muốn 2 công ty này sáp nhập với nhau. Theo đánh giá của tờ Techinasia thì đây cũng có thể coi là một lựa chọn không tồi.

Xét về mặt kinh doanh, việc sáp nhập tạo ra ý nghĩa rất lớn. Kết hợp 2 doanh nghiệp sẽ làm tăng sự hiệu quả và giúp tiết kiệm chi phí cũng như tối đa được các tính năng như sản phẩm, kỹ thuật và dịch vụ khách hàng.

Công ty sau khi hợp nhất có thể đầu tư nhiều nguồn lực hơn nhắm đến người dùng dịch vụ thay vì tập trung vào cạnh tranh và bù lỗ. Việc sáp nhập sẽ là bước đệm, cho phép các nhà sáng lập và đội ngũ quản lý của 2 công ty gạt những sự khác biệt sang 1 bên và tạo ra một công ty có giá trị và ảnh hưởng lớn hơn.

Thương vụ sáp nhập giữa Didi và Kuaidi vào năm 2015 chính là một trường hợp điển hình. Khi xảy ra, công ty sau kết hợp được định giá 6 tỷ USD. Kể từ sau đó, giá trị của Didi đã tăng khoảng 10 lần lên mức 56 tỷ USD. 

Dĩ nhiên, việc sáp nhập Grab và Gojek không dễ dàng. Didi và Kuaidi có chung đối thủ tại Trung Quốc là Uber - chất xúc tác quan trọng cho thương vụ sáp nhập. Nhưng theo quan sát tình hình hiện tại, cả Grab và Gojek, dường như không bên nào thực sự mong muốn sáp nhập do lo ngại về sự khác biệt văn hóa. Hầu hết mọi người cũng cho rằng mỗi công ty sẽ hoạt động tốt hơn khi 1 mình: Cạnh tranh tạo ra đổi mới, khiến cả 2 doanh nghiệp mạnh hơn và khiến khách hàng vui vẻ.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất khi sáp nhập không phải đến từ các vấn đề nội bộ. Thay vào đó, trở ngại lớn nhất là luật cạnh tranh. Đương nhiên chính quyền sẽ không cho phép một thỏa thuận như vậy xảy ra, đặc biệt sau khi Grab thâu tóm Uber của Đông Nam Á vào năm 2018.

Vẫn có một vài tia hy vọng. Đồng sáng lập kiêm cựu CEO Gojek là Nadiem Makarim giờ đã trở thành Bộ trưởng bộ Giáo dục Indonesia và biết đâu ông sẽ tạo ra ảnh hưởng để thay đổi luật chống cạnh tranh?

Hiện tại, hoạt động ở nước ngoài của Gojek chỉ mới đạt được thành công rất nhỏ so với ở quê nhà. Nhiều chuyên gia phân tích nói rằng sẽ tốt hơn cho công ty nếu tập trung nguồn lực về Indonesia. Và nếu điều đó xảy ra, khả năng sáp nhập sẽ trở nên thực tế hơn một chút. 

Grab thì dường như đang kiểm soát tình huống này tốt hơn nhưng trong một thế giới công nghệ thay đổi khôn lường như hiện nay, không ai biết được liệu tương lai sẽ mãi như vậy hay không. 

Ý kiến của bạn

Bình luận