Sai phạm ở KĐT Đa Phước:San lấp trái phép, khuất tất chuyển nhượng dự án

Tác giả: Dương Hằng Nga

saosaosaosaosao
Ý kiến 17/04/2017 07:19

Kỳ 3: Dự án đã có sự điều chỉnh về quy mô, chủ sở hữu của dự án đã thay đổi. Nên việc giữ nguyên tên doanh nghiệp có làm thất thu cho ngân sách Nhà nước và phần diện tích bị san lấp trái phép được xử lý như thế nào? Ai chịu trách nhiệm trong việc giám sát chủ đầu tư triển khai trên thực tế? Ai thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Những khuất tất này đã khiến biển Đà Nẵng bị can thiệp thô bạo?

IMG_1542
Quyết định đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chứng nhận nhà đầu tư Khu đô thị Đa Phước DAEWON CANTAVIL là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Về thay đổi chủ đầu tư, điều chỉnh quy mô dự án có phải tính lại tiền sử dụng đất hay không?

Tạp chí GTVT tiếp tục "lật lại từng trang dự án" về những sai phạm của Khu đô thị lấn biển Đa Phước (Đà Nẵng). Bắt đầu là câu chuyện ngày 7/2/2006, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Quyết định số 2547/GP để cho phép DAEWON CO.,LTD có trụ sở đặt tại 140- 40, Songjeong dong, Cheong-ju, Chungcheongbuk-do, Hàn Quốc - là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam với tên gọi doanh nghiệp là Công ty TNHH DAEWON CANTAVIL, tên tiếng Anh là DAEWON CANTAVIL CO.LTD ( là tên Nhà đầu tư ban đầu của dự án Khu đô thị lấn biển Đa Phước- Đà Nẵng).

Đến ngày 16/11/2006, UBND TP Đà Nẵng do Chủ tịch Trần Văn Minh (lúc bấy giờ) đã ký Thỏa thuận Nguyên tắc cho Công ty DAEWON COMPANY, LTD thuê đất và mặt nước để đầu tư dự án Khu phức hợp đô thị- sân golf Đa Phước. Nội dung cụ thể với khu đất có diện tích 204ha tọa lạc ở 2 phường: Thuận Phước và Thanh Bình, quận Hải Châu. Dự án được phép xây dựng 1 khu phức hợp bao gồm khu Trung tâm thương mại- khách sạn- căn hộ cao tầng- cao ốc văn phòng (có tầng cao trung bình khoảng 33 tầng), khu biệt thự, nhà liền kề, sân golf 27 lỗ tiêu chuẩn quốc tế, dịch vụ vui chơi giải trí do DAEWON COMPANY, LTD chủ trương đầu tư và được chấp thuận bởi UBND TP Đà Nẵng (có diện tích 174ha). Còn lại là khu vực dành cho Trung tâm văn hóa TP, giao thông đối ngoại...vv... là khoảng 30ha.

Untitled-1
Bản Thỏa thuận Nguyên tắc giữa UBND TP Đà Nẵng do Chủ tịch Trần Văn Minh ký với Chủ tịch DAEWON COMPANY Chun Young Woo ngày 16/11/2006

Trong đó, tại Điều 3 của bản Thỏa Thuận Nguyên tắc ghi rõ: Tiền thuê đất và mặt nước đối với diện tích khoảng 145ha nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai trong thời gian 50 năm sẽ là 10 triệu đô la Mỹ (diện tích đất và mặt nước sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn tiếp theo). Tiền thuê đất và mặt nước được xác định ở đây sẽ không bị điều chỉnh trong suốt thời gian hoạt động dư án.

Đối với phần diện tích khoảng 29ha dành cho việc xây dựng biệt thự và nhà liền kề, DAEWON COMPANY, LTD sẽ liên kết với công ty Việt Nam để phát triển phần diện tích này. UBND TP Đà Nẵng sẽ chuyển quyền sử dụng đất cho công ty Việt Nam liên kết với DAEWON COMPANY, LTD với giá chuyển quyền sử dụng đất là 300.000 đồng/m2 (ước tính tổng số tiền chuyển quyền sử dụng đất khoảng 5,5 triệu đô la Mỹ) - tính tại thời điểm 2006.

Việc thanh toán tiền chuyển quyền sử dụng đất và thuê đất và mặt nước là việc thanh toán trọn gói cho toàn bộ dự án. Nhà đầu tư thanh toán cho UBND TP Đà Nẵng theo tiến độ như sau:

Đợt 1 là 5.000.000,00 USD (năm triệu đô la Mỹ) tiền đặt cọc được Nhà đầu tư thanh toán trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày 2 bên ký Thỏa thuận Nguyên tắc. Khoản tiền này sẽ được ghi nhận là tiền thuê đất sau khi Nhà đầu tư nhận được Giấy chứng nhận đầu tư. (Nhà đầu tư đã nộp tiền- PV).

Đợt 2 là 5.000.000,00 USD (năm triệu đô la Mỹ) được trả trong vòng 15 ngày sau khi Nhà đầu tư ký hợp đồng thuê đất và địa điểm dự án được bàn giao chính thức (Số tiền này Nhà đầu tư vẫn chưa nộp- PV).

Việc chuyển quyền sử dụng đất cho phần diện tích 29ha với giá trị ước tính khoảng 5.500.000 USD (năm triệu năm trăm ngàn đô la Mỹ) sẽ được công ty Việt Nam tham gia liên doanh thanh toán 1 lần cho UBND TP Đà Nẵng trong vòng 1 tháng sau khi các bên tham gia liên doanh nhận được Giấy chứng nhận đầu tư.

Untitled-2

Tại Giấy chứng nhận đầu tư (lần đầu) số 32122000020 ngày 25/9/2007 của UBND TP Đà Nẵng chứng nhận  cho Công ty TNHH DAEWON CANTAVIL và các lần thay đổi tiếp theo vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đến thay đổi lần thứ 7 ngày 3/10/2016, từ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được chuyển thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên và vẫn đứng nguyên tên Công ty TNHH DAEWON CANTAVIL, tên tiếng Anh là DAEWON CANTAVIL CO., LTD do 2 thành viên góp vốn là: Công ty cổ phần NOVA Bắc Nam 79 (nơi đăng ký trụ sở: 65 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM)  và Công ty cổ phần xây dựng 79 (đăng ký trụ sở tại 32 Lê Hồng Phong, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng cấp.

IMG_1553
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên cho dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước Đăng ký thay đổi lần thứ 7, ngày 3/10/2016)

Tại Giấy chứng nhận đầu tư (lần đầu) số 32122000020 ngày 25/9/2007 của UBND TP Đà Nẵng chứng nhận  cho Công ty TNHH DAEWON CANTAVIL và các lần thay đổi tiếp theo vẫn là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đến thay đổi lần thứ 7 ngày 3/10/2016, từ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được chuyển thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên và vẫn đứng nguyên tên Công ty TNHH DAEWON CANTAVIL, tên tiếng Anh là DAEWON CANTAVIL CO., LTD do 2 thành viên góp vốn là: Công ty cổ phần NOVA Bắc Nam 79 (nơi đăng ký trụ sở: 65 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM)  và Công ty cổ phần xây dựng 79 (đăng ký trụ sở tại 32 Lê Hồng Phong, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng cấp.

Vậy, đây có phải là hình thức chuyển nhượng dự án không? Thủ tục chuyển nhượng dự án và nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước trong trường hợp này như thế nào? Dự án đã có sự điều chỉnh về quy mô, chủ sở hữu của dự án đã thay đổi. Nên việc giữ nguyên tên doanh nghiệp có phải nhằm mục đích tiếp tục thực hiện nghĩa vụ về tiền thuê đất theo giá cũ đã thỏa thuận từ năm 2006 giữa Công ty DAEWON với UBND TP Đà Nẵng hay không? Và việc UBND TP Đà Nẵng cho phép tiếp tục nộp tiền thuê đất theo giá cũ (nợ 5.000.000,00 USD) được căn cứ vào điều khoản nào của pháp luật? Điều đó có làm thất thu cho ngân sách Nhà nước hay không? Những câu hỏi này xin được chuyển đến các ban ngành chức năng từ Trung ương xuống địa phương để người dân mong được làm rõ.

Sai phạm về ranh giới sử dụng đất của dự án?

Trong suốt quá trình triển khai thực hiện dự án (10 năm) từ Thỏa thuận Nguyên tắc ngày 16/11/2006 đến Quyết định thu hồi đất, cho thuê đất số 2604/QĐ-UBND ngày 28/3/2008 của UBND TP Đà Nẵng và Quyết định phê duyệt điều chỉnh Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết 1/500 ngày 22/11/2016 của UBND TP Đà Nẵng đều xác định vị trí khu đất quy hoạch và cho thuê thuộc phường Thanh Bình và phường Thuận Phước (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

img_1554-0638
Quyết định số 2604/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng ngày 28/3/2008 về việc thu hồi đất, cho Công ty TNHH DAEWON VANTAVIL thuê đất tại phường Thuận Phước và phường Thanh Bình, quận Hải Châu để đầu tư xây dựng dự án Khu đô thị Đa Phước
img_1557-0644
Quyết định 8054/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng ngày 22/11/2016 về việc phê duyệt điều chỉnh Tổng mặt bằng Quy hoạch chi tiết TL 1: 500 Khu đô thị mới Đa Phước thì đều quy định khu đất quy hoạch của dự án xây dựng Khu đô thị Đa Phước vị trí chỉ nằm gói gọn trong 2 phường: Thanh Bình và Thuận Phước thuộc quận Hải Châu

Trên thực tế, đến thời điểm tháng 2/2017, mặt bằng hiện trạng do Trung tâm Đo đạc bản đồ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng xác lập thì dự án đã san lấp được 601.362,7m2. Trong đó, có đến 45.297,9m2 được san lấp hoàn toàn nằm ngoài ranh giới, vị trí cho phép thuộc địa bàn 2 phường Xuân Hà và Tam Thuận của quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng). Trong số đó có 29.027,4m2 đất thương phẩm đã được Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND TP Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH DAEWON CANTAVIL  (đã thay đổi chủ sở hữu bởi 2 Công ty của ông Phan Văn Anh Vũ) (theo Báo cáo số 136/BC-STNMT ngày 15/2/2017 của Sở Tài nguyên và  Môi trường TP Đà Nẵng).

IMG_1541
Nhưng trên thực tế hiện nay thì dự án đã có đến 45.297,9m2 được san lấp hoàn toàn nằm ngoài ranh giới, vị trí cho phép thuộc địa bàn 2 phường Xuân Hà và Tam Thuận của quận Thanh Khê (TP Đà Nẵng). 

Và tiếp tục những câu hỏi "đau đáu" mà dư luận đặt ra là, phần diện tích bị san lấp ngoài phạm vi được phép sử dụng đất nêu trên được xử lý như thế nào? Ai chịu trách nhiệm trong việc giám sát chủ đầu tư triển khai trên thực tế? Ai thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Như vậy thì biển Đà Nẵng có bị can thiệp thô bạo không?

Trước "sự thật" trên tại dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước, thiết nghĩ, lại thêm 1 lần nữa gióng lên hồi chuông báo động tới các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương sớm vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ.

Tạp chí GTVT tiếp tục thông tin tới độc giả.

Ý kiến của bạn

Bình luận