Robot triệu đô - công nghệ đào hầm tiên tiến tại Việt Nam

Tác giả: Văn Quyết

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 26/05/2017 16:41

Robot TBM trị giá khoảng 4 triệu USD, với chiều dài 70 m, nặng 300 tấn đây là công nghệ tiên tiến, lần đầu được áp dụng tại Việt Nam.

h1
Ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị TP.HCM thông tin chi tiết về Robot TBM.

Ngày 26/5, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM tổ chức lễ tiến hành khoan TBM gói thầu 1b “xây dựng đoạn ngầm từ ga Ba Son đến ga Nhà hát Thành phố” dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành-Suối Tiên với sự tham dự của Chủ tịch UBND TP.HCM, Nguyễn Thành Phong; Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM, KAWAUE Junichi cùng các cơ quan ban, ngành.

Ông Lê Nguyễn Minh Quang, Trưởng Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị TP.HCM cho biết: “Robot TBM được sản xuất tại Nhật, trị giá khoảng 4 triệu USD, được chuyển về Việt Nam hồi đầu năm với chiều dài 70 m, nặng 300 tấn, có khả năng đào đất an toàn và tạo ra vách tường của hầm dưới độ sâu 17 m sẽ đào đường hầm dài 781m, kết nối với đoạn đang thi công đào hở ở hai đầu nhà ga Nhà hát thành phố và Ba Son. TBM thực chất là máy khoan nằm ngang, gồm một ống thép dài nhiều kích cỡ, có đường kính bằng đường kính hầm, đủ để chứa thiết bị máy móc hay công nhân vận hành. Đầu ống là khiên đào có gắn các mũi cắt, động cơ làm quay tròn để cắt đất. Sau khi đào từng đoạn ngắn, vỏ hầm (là các tấm bêtông cốt thép lắp ghép) được thi công ngay. Máy khoan đi đến đâu, vỏ hầm được lắp ghép đến đó để tránh sạt lở lớp đất, đá phía trên”.

h2
Robot TBM trị giá khoảng 4 triệu USD, với chiều dài 70 m, nặng 300 tấn đây là công nghệ tiên tiến, lần đầu được áp dụng tại Việt Nam.

Ông Okamoto đại diện liên danh các nhà thầu Shimizu và Maeda nhấn mạnh, chúng tôi vinh dự được thực hiện việc xây dựng đường hầm bằng công nghệ khiên đào cho đường tàu điện ngầm đầu tiên của Việt Nam. Đây là công trình biểu tượng tuyệt vời cho mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản. để đáp ứng được sự quan tâm và kỳ vọng chúng tôi cam kết quyết tâm thực hiện thành công dự án đúng tiến độ, chất lượng và đảm bảo an toàn”.

h3
 Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu Ban quản lý đường sắt đô thị phối hợp với các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công đạt chất lượng hiệu, đảm bảo an toàn. 
h4
Các đại biểu làm nghi thức lễ khoan Robot TBM.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cảm ơn Chính phủ Nhật Bản, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA, Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ngành trung ương, tỉnh Bình Dương đã quan tâm, hỗ trợ Thành phố triển khai dự án trong thời gian vừa qua. Đồng thời biểu dương Ban Quản lý đường sắt đô thị, liên danh các nhà thầu Shimizu và Maeda đã làm việc nghiêm túc để đạt được kết quả đến thời điểm hiện tại. Tôi đề nghị Ban quản lý đường sắt đô thị tiếp tục phối hợp với các đơn vị tư vấn, nhà thầu có biện pháp thi công đạt chất lượng hiệu quả nhằm đẩy nhanh tiến độ các gói thầu của dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 đảm bảo tiến độ chất lượng và an toàn. Phấn đấu đưa công trình vào vận hành năm 2020 đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ trên địa bàn và khu vực”. 

Ý kiến của bạn

Bình luận