Quy định về đăng kiểm phương tiện tàu cá

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
29/05/2018 06:33

Để chứng minh cho con tàu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, chủ tàu có trách nhiệm đưa tàu đi đăng kiểm, đăng ký trước khi đưa tàu vào hoạt động, sau đây xin được hướng dẫn ngư dân và bạn đọc những quy định hiện nay về việc đăng kiểm tàu cá.

 

tau ca 1
 

Theo quy định tại Nghị định số 66/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản thì các loại tàu cá thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm bao gồm tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 mã lực trở lên và tàu thuyền cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15m trở lên.

Khi đóng mới, sửa chữa lớn, hoán cải, trang bị lại tàu cá, chủ tàu hoặc cơ sở đóng sửa tàu thuyền được chủ tàu ủy quyền phải ký hợp đồng giám sát kỹ thuật với cơ quan đăng kiểm tàu cá. Đăng kiểm tàu cá nhằm mục đích kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng tàu cá, bao gồm cả chế tạo vật liệu, sản phẩm, máy móc, công cụ, trang thiết bị được sử dụng trên tàu cá.

Cơ quan đăng kiểm tàu cá sẽ xét duyệt thiết kế tàu cá, kiểm tra, giám sát quá trình thi công, thử và nghiệm thu tàu cá để đánh giá trạng thái kỹ thuật và chất lượng tàu cá trước khi cho phép tàu được hoạt động. Một số trang thiết bị lắp đặt trên tàu cũng phải đăng kiểm, đó là các trang thiết bị an toàn hàng hải và an toàn sinh mạng, các trang thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn. Cơ quan đăng kiểm tàu cá Trung ương là Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản Việt Nam sẽ thực hiện việc đăng kiểm đối với các loại tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 mã lực trở lên và các tàu cá thuộc các đơn vị trực thuộc các ngành Trung ương, tàu kiểm ngư, tàu nghiên cứu, điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản và tàu cá có yếu tố nước ngoài.

Các chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc sở thủy sản hoặc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn có quản lý thủy sản ở các tỉnh là cơ quan đăng kiểm tàu cá cấp tỉnh và thực hiện việc đăng kiểm đối với các tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 20 đến dưới 90 mã lực hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15m trở lên. Đối với các loại tàu cá khác, cơ quan đăng kiểm tàu cá chỉ kiểm tra trang, thiết bị an toàn và thông số cơ bản của tàu trước khi đăng ký tàu.

tau ca
  

Tàu cá sau khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa sẽ được đăng kiểm lần đầu. Sau đó, định kỳ hàng năm bà con phải đưa tàu đến cơ quan đăng kiểm tàu cá để tiến hành đăng kiểm lại, nhằm đảm bảo cho tàu luôn trong trạng thái an toàn, bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật để hoạt động. Trong trường hợp đã hết hạn đăng kiểm hoặc bà con muốn đóng, sửa chữa khi tàu không ở địa bàn tỉnh nơi chủ tàu đăng ký hộ khẩu thường trú, bà con có thể đưa tàu đến đăng kiểm tại cơ quan đăng kiểm tàu cá của tỉnh nơi tàu đang neo đậu. Chỉ các tàu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn mới được cấp sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá. Đây là cơ sở để bà con tiến hành đăng ký và xin cấp giấy phép hoạt động sau này

Ý kiến của bạn

Bình luận